Dạng 1: Xác định các đại lượng và trạng thái của vật dao động điều hoà

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Dao động điều hòa của một vật được mô tả bằng các phương trình sau: \(\left\{\begin{matrix} x = A.cos(\omega t + \varphi ) \ \ \ \ \\ v = - \omega A.sin(\omega t + \varphi )\\ a = - \omega ^2.x \hspace{2cm} \end{matrix}\right.\)
* Tần số góc ω: \(\omega = \frac{2 \pi}{T} = 2 \pi f\)
Dao động cơ điều hòa.png

  • Chu kỳ (T): là thời gian vật thực hiện được 1 dao động hoặc là thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ.
  • Tần số (f): là số dao động thực hiện được trong một đơn vị thời gian (1 giây).
* Xác định x0, v0, a0 tại thời điểm t0
Thay t = t0: \(\left\{\begin{matrix} x_0 = A.cos(\omega t_0 + \varphi ) \ \ \ \\ v_0 = - \omega A.sin(\omega t_0 + \varphi )\\ a_0 = - \omega ^2.x_0 \hspace{1,9cm} \end{matrix}\right.\)

* Chú ý: Nên đưa phương trình li độ về dạng chuẩn \(x = A.cos(\omega t + \varphi )\) trước khi các định các đại lượng.
\(\cdot \ sin(\omega t + \varphi ) =cos(\omega t + \varphi - \frac{ \pi}{2})\)
\(\cdot \ - sin(\omega t + \varphi ) =cos(\omega t + \varphi + \frac{ \pi}{2})\)
\(\cdot \ - cos(\omega t + \varphi ) =cos(\omega t + \varphi \pm \pi)\)
  • Lấy dấu (+) nếu \(\varphi < 0\)
  • Lấy dấu (-) nếu \(\varphi > 0\)
* Xác đinh trạng thái của vật tại thời điểm t0
Từ \(t = t_0 \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x_0\\ v_0\\ a_0 \end{matrix}\right.\)
Kết luận: Vật có li độ x0
  • Chuyển động theo chiều dương nếu v0 > 0
  • Chuyển động theo chiều âm nếu v0 < 0
  • Chuyển động nhanh dần (a0; v0 > 0)
  • Chuyển động chậm dần (a0; v0 > 0)
  • NHỚ: a0 luôn trái dấu với x0

Ví dụ 1(HL): Phương trình dao động có dạng x = 2cos(2πt) trong đó x tính bằng cm và t tính bằng giây. Gốc thời gian là lúc vật
Giải
Theo đề:\(t = 0 \to \left\{ \begin{array}{l}x = 2\cos (2\pi .0) = A\\v = - 4\pi \sin (2\pi .0) = 0\end{array} \right.\,\)

Ví dụ 2(HL): Phương trình dao động có dạng x = 10cos(πt - π/2) trong đó x tính bằng cm và t tính bằng giây. Gốc thời gian là lúc vật
Giải
Theo đề:\(t = 0 \to \left\{ \begin{array}{l}x = 10\cos (\pi .0 - \frac{\pi }{2}) = 0\\v = - 10\pi \sin (\pi .0 - \frac{\pi }{2}) = A\omega > 0\end{array} \right.\,\)

Ví dụ 3(HL): Phương trình dao động có dạng x = 10cos(πt) trong đó x tính bằng cm và t tính bằng giây. Gốc thời gian là lúc vật
Giải
Theo đề: \(\left\{ \begin{array}{l}t = 0\\x = 10c{\rm{os}}\left( {\pi .0} \right) = 10\left( {cm} \right)\\v = - 5\pi .\sin \left( {\pi .0} \right) = 0\end{array} \right.\)

Ví dụ 4(HL): Phương trình dao động có dạng x = - 2sin(πt - π/4) trong đó x tính bằng cm và t tính bằng giây. Gốc thời gian là lúc vật có
Giải
\(\left\{ \begin{array}{l}t = 0\\x = - 2\sin (\pi .t - \frac{\pi }{4})\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}t = 0\\a = 2{\pi ^2}\sin \left( {\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\\v = - 2\pi .c{\rm{os}}\left( {\pi .t - \frac{\pi }{4}} \right)\end{array} \right.\, \to \left\{ \begin{array}{l}a = 2{\pi ^2}\sin \left( {\pi .0 - \frac{\pi }{4}} \right) < 0\\v = - 2\pi .c{\rm{os}}\left( {\pi .0 - \frac{\pi }{4}} \right) < 0\end{array} \right.\)

Ví dụ 5: Cho dao động \(x =3sin (4 \pi t + \frac{\pi}{6})\) cm
a. Xác định A, \(\omega\), T, \(\varphi\), chiều dài quỹ đạo?
b. Tìm x, v, a tại thời điểm t = 0,5s.
c. Xác định trạng thái ban đầu và trạng thái của vật tại t = 0,5s?
Giải
\(x = 3sin(4 \pi t + \frac{\pi}{6}) = 3 cos (4 \pi t + \frac{\pi}{6} - \frac{\pi}{2})\)
\(\rightarrow x = 3cos(4 \pi t - \frac{\pi}{3}) \ (cm)\)
a.
\(A = 3\ (cm);\ \omega = 4 \pi (\frac{rad}{s});\ \varphi = - \frac{\pi }{3}\)
\(T = \frac{2 \pi }{\omega } = \frac{2 \pi }{4 \pi } = 0,5(s);\ \ell = 2A = 6\ (cm)\)
b.
Với \(x = 3cos(4 \pi t - \frac{\pi}{3})\)
\(\rightarrow \left\{\begin{matrix} v = -12 \pi .sin (4\pi t - \frac{\pi }{3})\\ a = - \omega ^2.x \hspace{2,2cm} \end{matrix}\right.\)
Tại \(t = 0,5s \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x = 3.cos(4 \pi .0,5 - \frac{\pi }{3}) = 1,5 \ cm \ \ \ \\ v = -12 \pi .sin (4 \pi .0,5 - \frac{\pi }{3}) = 6 \pi \sqrt{3}\\ a = -
(4\pi)^2.1,5 = -24 \pi ^2 \frac{cm}{s^2} \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\)

c. Trạng thái ban đầu ⇒ t = 0
Tại \(t = 0 \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x = 3.cos(4 \pi .0 - \frac{\pi }{3}) = 1,5 \ cm \\ v = -12 \pi .sin (4 \pi .0 - \frac{\pi }{3}) > 0 \ \ \\ a < 0 \ (Vi \ x > 0)
\hspace{2,2cm} \end{matrix}\right.\)
KL: Vật có li độ x = 1,5 cm, đang chuyển động chậm dần (a.v < 0) theo chiều dương (v > 0).
Dao động điều hòa.png

Tại \(t = 0,5 \Rightarrow \left\{\begin{matrix} x = 1,5\ cm\\ v > 0 \ \ \ \ \ \ \ \ \\ a < 0 \ \ \ \ \ \ \ \ \end{matrix}\right.\)
KL: Trạng thái tại t = 0,5s và tại t = 0 hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ 6: Cho dao động \(x = -cos (2 \pi t - \frac{\pi }{3}) \ (dm)\)
a. Xác đinh A, \(\omega\), \(\varphi\), T, \(\ell\)?
b. Xác định trạng thái dao động của vật tại cách tời điểm t1 = 0; t2 = 0,5s và t3 = 1,5s?
Giải
Từ \(x = -cos (2 \pi t - \frac{\pi }{3}) \ (dm)\)
\(x = -10.cos (2 \pi t - \frac{\pi }{3}) \ (cm)\)
\(x = 10.cos (2 \pi t - \frac{\pi }{3} + \pi)\)
\(\Rightarrow x = 10.cos (2 \pi t + \frac{2 \pi }{3})\ (cm)\)

a.
\(A = 10(cm); \ \omega = 2\pi (\frac{rad}{s});\ \varphi = \frac{2\pi}{3}\)
\(T = \frac{2\pi}{\omega } = \frac{2\pi}{2\pi} = 1(s), \ell = 2A = 20(cm)\)

b.
Từ \(x = 10.cos (2 \pi t + \frac{2 \pi }{3})\ (cm)\)
\(\rightarrow \left\{\begin{matrix} v = -20 \pi .sin (2\pi t + \frac{2\pi}{3})\\ a = -\omega ^2.x \hspace{2,2cm} \end{matrix}\right.\)
+ Tại \(t_1 = 0: \left\{\begin{matrix} x = 10.cos(2\pi .0 + \frac{2\pi}{3}) = -5cm\\ v = -20 \pi .sin (2\pi .0 + \frac{2\pi}{3}) < 0 \ \ \ \\ a > 0 \ (Vi \ x < 0) \hspace{2,4cm} \end{matrix}\right.\)
KL: Vật có li độ -5 cm, chuyển động chậm dần (v.a < 0), theo chiều âm (v > 0)
Dao động điều hòa.png

+ Tại: \(t_2 = 0,5s: \left\{\begin{matrix} x = 10.cos(2\pi .0,5 + \frac{2\pi}{3}) = 5cm\\ v = -20 \pi .sin (2\pi .0,5 + \frac{2\pi}{3}) > 0 \\ a < 0 \ (Vi \ x > 0) \hspace{2,4cm} \end{matrix}\right.\)
KL: Vật có li độ 5cm, chuyển động chậm dần (v.a < 0), theo chiều dương (v > 0)
Dao động điều hòa ví dụ 2.png

Tại t3 = 1,5s
⇒ Trạng thái dao động được lặp lại
 
Sửa lần cuối:

Chương 1: Dao động cơ

Bài 1: Dao động điều hòa Bài 2: Con lắc lò xo Bài 3: Con lắc đơn Bài 4: Dao động duy trì - dao động cưỡng bức - dao động tắt dần Bài 5: Tổng hợp dao động

Bài 6: Sơ đồ tư duy chương dao động cơ

Tài liệu: dao động cơ