Dạng 1: Dao động cưỡng bức và sự cộng hưởng

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Dao động cưỡng bức
  • Chịu tác dụng của ngoại lực \(F_n= F_0 \ cos (2 \pi f_{CB}t + \varphi )\)
  • A$_{CB}$ tỉ lệ với F$_{0}$
  • A$_{CB}$ phụ thuộc vào |f$_{CB}$ - f$_{riêng}$|
Ví dụ:
Con lắc lò xo ⇒ f$_{riêng}$ = f$_{0}$ = \(\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Con lắc đơn ⇒ f$_{riêng}$ = f$_{0}$ = \(\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{g}{\ell}}\)
• |f$_{0}$ - f$_{CB}$| càng lớn thì A$_{CB}$ càng nhỏ.
• f = f$_{CB}$

Sự cộng hưởng
A$_{CB}$ đạt giá trị lớn nhất
Khi f$_{CB}$ = f$_{0}$
sự cộng hưởng.png

VD1: Một con lắc đơn có chiều dài ℓ = 1 m, đặt tại nơi có \(g = \pi ^2\) m/s$^{2}$. Tác dụng vào con lắc đơn này một ngoại lực tuần hoàn có biên độ không đổi còn tần số thay đổi được. Nếu tần số của ngoại lực tăng từ 1 Hz đến 2 Hz thì biên độ của con lắc đơn này thay đổi như thế nào?
Lời giải chi tiết
Tần số riêng: \(f_0 = \frac{1}{2 \pi }\sqrt{\frac{g}{\ell}} = \frac{1}{2 \pi }\sqrt{\frac{\pi ^2}{1}} = \frac{1}{2}\ Hz\)
\(f_{CB_{1}} = 1 \ Hz\)
\(f_{CB_{2}} = 2 \ Hz\)
Ta có:
\(|f_{CB_{1}} -f_0|= \left |1- \frac{1}{2} \right | = \frac{1}{2}\)
\(|f_{CB_{2}} -f_0|= \left |2- \frac{1}{2} \right | = \frac{3}{2}\)
\(\Rightarrow |f_{CB_{1}} -f_0| < |f_{CB_{2}} -f_0|\)
⇒ Biên độ của con lắc đơn luôn giảm.

VD2: Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k = 10 N/m và vật có khối lượng m. Tác dụng vào con lắc lò xo này một ngoại lực tuần hoàn có biên độ không đổi và \(\omega _{CB}\) thay đổi được. Khi \(\omega _{CB} = 10 \ rad/s\) thì biên độ của con lắc lò xo đạt cực đại. Tìm m?
Lời giải chi tiết
Khi \(\omega _{CB} = 10 \ rad/s\) thì biên độ của con lắc lò xo lớn nhất ⇒ Xảy ra cộng hưởng
\((A_{CB})_{max} \Leftrightarrow \omega _{CB} = \omega _0\)
\(\Rightarrow 10 = \sqrt{\frac{k}{m}} = \sqrt{\frac{10}{m}}\)
\(\Rightarrow 10^2 = \frac{10}{m} \Rightarrow m = 0,1\ kg = 100\ g\)
 
Sửa lần cuối:

Chương 1: Dao động cơ

Bài 1: Dao động điều hòa Bài 2: Con lắc lò xo Bài 3: Con lắc đơn Bài 4: Dao động duy trì - dao động cưỡng bức - dao động tắt dần Bài 5: Tổng hợp dao động

Bài 6: Sơ đồ tư duy chương dao động cơ

Tài liệu: dao động cơ