Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1:
Cho số phức z thỏa mãn điều kiện \(2 + \left( {2 + i} \right)z = \left( {3 - 2i} \right)\overline z + i\). Tìm tọa độ của điểm biểu diễn của số phức liên hợp với z.
A. \(M\left( {\frac{{ - 11}}{8};\frac{5}{8}} \right)\)
B. \(M\left( {\frac{{ - 11}}{8}; - \frac{5}{8}} \right)\)
C. \(M\left( {\frac{{11}}{8}; - \frac{5}{8}} \right)\)
D. \(M\left( {\frac{{11}}{8};\frac{5}{8}} \right)\)
Đặt: \(z = a + bi \Rightarrow \overline z = a - bi\)
Thay vào ta có: \(2 + \left( {2 + i} \right)\left( {a + bi} \right) = \left( {3 - 2i} \right)\left( {a - bi} \right) + i\)
\( \Leftrightarrow \left( {2a - b + 2} \right) + \left( {a + 2b} \right)i = 3a - 2b + \left( { - 2a - 3b + 1} \right)i\)
\( \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2a - b + 2 = 3a - 2b}\\{a + 2b = - 2a - 3b + 1}\end{array} \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - a + b = - 2}\\{3a + 5b = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = \frac{{11}}{8}}\\{b = \frac{{ - 5}}{8}}\end{array}} \right.} \right.\)
\( \Rightarrow \overline z = \frac{{11}}{8} + \frac{5}{8}i \Rightarrow M\left( {\frac{{11}}{8};\frac{5}{8}} \right).\)
Câu 2:
Tính tích môđun của tất cả các số phức z thỏa mãn \(\left| {2z - 1} \right| = \left| {\overline z + 1 + i} \right|,\) đồng thời điểm biểu diễn của z trên mặt phẳng tọa độ thuộc đường tròn có tâm \(I\left( {1;1} \right)\) và bán kính \(R = \sqrt 5 .\)
A. 1
B. \(3\sqrt 5 .\)
C. \(\sqrt 5 .\)
D. 3
Đặt \(z = x + yi\,\,\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\). Khi đó: \(\left| {2{\rm{z}} - 1} \right| = \left| {\overline z + 1 + i} \right| \Leftrightarrow \left| {2{\rm{x}} - 1 + 2yi} \right| = \left| {x + 1 + \left( {1 - y} \right)i} \right|\)
\( \Leftrightarrow {\left( {2{\rm{x}} - 1} \right)^2} + 4{y^2} = {\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {1 - y} \right)^2} \Leftrightarrow 3{{\rm{x}}^2} + 3{y^2} - 6{\rm{x}} + 2y - 1 = 0\,\,\left( 1 \right)\)
Mà điểm biểu diễn \({M_z} \in \left( C \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 5\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1), (2) suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 0;y = - 1\\x = 2;y = - 1\end{array} \right. \Rightarrow \left| {{z_1}} \right|\left| {{z_2}} \right| = \sqrt 5 .\)
Câu 3:
Gọi M và N lần lượt là điểm biểu diễn của các số phức \({z_1},{z_2}\) khác 0. Khi đó khẳng định nào sau đây sai?
điểm biểu diễn của các số phức.jpg

A. \(\left| {{z_2}} \right| = ON\)
B. \(\left| {{z_1} - {z_2}} \right| = MN\)
C. \(\left| {{z_1} + {z_2}} \right| = MN\)
D. \(\left| {{z_2}} \right| = OM\)
Ta có A và D là khẳng định đúng.
Gọi M(a;b) điểm biểu diễn số phức z=a+bi, N(c;d) là điểm biểu diễn số phức z=c+di.
Ta có \(MN = \sqrt {{{\left( {c - a} \right)}^2} + {{(d - b)}^2}} = \sqrt {{{\left( {a - c} \right)}^2} + {{(b - d)}^2}} = \left| {{z_1} - {z_2}} \right|.\)
Do đó C đúng.
Vậy:\(\left| {{z_1} + {z_2}} \right| = MN\) là khẳng định sai.
Câu 4:
Cho số phức z thay đổi, luôn có \(\left| z \right| = 2\). Khi đó tập hợp điểm biểu diễn số phức \(w = \left( {1 - 2i} \right)\overline z + 3i\) là:
A. Đường tròn \({x^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 2\sqrt 5 \)
B. Đường tròn \({x^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = 20\)
C. Đường tròn \({x^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} = 20\)
D. Đường tròn \({\left( {x - 3} \right)^2} + {y^2} = 2\sqrt 5 \)
Giả sử \(w = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right) \Rightarrow a + bi = \left( {1 - 2i} \right)\overline z + 3i\)
\( \Rightarrow \overline z = \frac{{a + \left( {b - 3} \right)i}}{{1 - 2i}} = \frac{{\left[ {a + \left( {b - 3} \right)i} \right]\left( {1 + 2i} \right)}}{5} = \frac{{a - 2\left( {b - 3} \right) + \left( {2a + b - 3} \right)i}}{5}\)
\( \Rightarrow \left| {\overline z } \right| = \left| z \right| = \frac{1}{5}\sqrt {{{\left[ {a - 2\left( {b - 3} \right)} \right]}^2} + {{\left( {2a + b - 3} \right)}^2}} = 2 \Leftrightarrow {\left( {a - 2b + 6} \right)^2} + {\left( {2a + b - 3} \right)^2} = 100\)
\( \Leftrightarrow {\left( {a - 2b} \right)^2} + {\left( {2a + b} \right)^2} + 12\left( {a - 2b} \right) - 6\left( {2a + b} \right) = 55\)
\( \Leftrightarrow 5{a^2} + 5{b^2} - 30b = 55 \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} - 6b = 11 \Leftrightarrow {a^2} + {\left( {b - 3} \right)^2} = 20.\)
Câu 5:
Cho số phức z, w khác 0 sao cho \(\left| {z - w} \right| = 2\left| z \right| = \left| w \right|\). Phần thực của số phức \(u = \frac{z}{w}\) là:
A. \(a = - \frac{1}{8}\)
B. \(a = \frac{1}{4}\)
C. \(a = 1\)
D. \(a = \frac{1}{8}\)
Giả sử \(u = a + bi\) với \(a,b \in \mathbb{R}.\)
Từ giả thiết đầu bài \(\left| {z - w} \right| = 2\left| z \right| = \left| w \right|.\)
Ta có hệ sau:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left| u \right| = \frac{{\left| z \right|}}{{\left| w \right|}} = \frac{1}{2}}\\{\frac{{\left| {z - w} \right|}}{{\left| w \right|}} = \left| {u - 1} \right|}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{a^2} + {b^2} = \frac{1}{4}}\\{{{\left( {a + 1} \right)}^2} + {b^2} = 1}\end{array}} \right. \Rightarrow {\left( {a + 1} \right)^2} - {a^2} = 2a + 1 = \frac{3}{4} \Leftrightarrow a = - \frac{1}{8}.\)
Câu 6:
Tìm phần thực của số phức z biết: \(z + \frac{{{{\left| z \right|}^2}}}{z} = 10\)
A. 10
B. 5
C. -5
D. \(\sqrt {10} \)
Ta có: \(z + \frac{{{{\left| z \right|}^2}}}{z} = z + \bar z\)
Đặt \(z = a + bi \Rightarrow z + \frac{{{{\left| z \right|}^2}}}{z} = z + \bar z = 2a = 10 \Rightarrow a = 5.\)
Câu 7:
Tìm số phức z có \(\left| z \right| = 1\) và \(\left| {z + i} \right|\) đạt giá trị lớn nhất.
A. 1
B. -1
C. i
D. -i
Đặt \(z = a + bi\) thì: \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} ;\left| {z + i} \right| = \sqrt {{a^2} + {{\left( {b + 1} \right)}^2}} \)
Khi đó ta có: \(\left| z \right| = 1 \Leftrightarrow {a^2} + {b^2} = 1 \Rightarrow b \le 1\)
\(\left| {z + i} \right| = \sqrt {{a^2} + {{\left( {b + 1} \right)}^2}} \)
\( = \sqrt {{a^2} + {b^2} + 2b + 1} = \sqrt {2b + 2} \le \sqrt {2.1 + 2} \le 2\)
Do đó, giá trị lớn nhất đạt được bằng 2 khi: \(a = 0;b = 1\) và \(z = i.\)
Câu 8:
Trong mặt phẳng phức, gọi \(A,B,C\) lần lượt là các điểm biểu diễn của các số phức \({z_1} = - 1 + 3i, {z_2} = 1 + 5i, {z_3} = 4 + i\). Tứ giác \(ABCD\) là một hình bình hành thì \(D\) là điểm biểu diễn số phức nào?
A. \(2 + i.\)
B. \(5 + 6i.\)
C. \(2 - i.\)
D. \\(3 + 4i.\)
Gọi \(z\) là là số phức có điểm biểu diễn là \(D\).
Khi đó giác \(ABCD\) là một hình bình hành nên \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \).
Suy ra: \({z_2} - {z_1} = {z_3} - z \Leftrightarrow z = {z_1} + {z_3} - {z_2} \Leftrightarrow z = 2 - i\).
Câu 9:
Cho số phức \(z\) có phần thực dương và thỏa \(\bar z - \frac{{\left( {5 + \sqrt 3 i} \right)}}{z} - 1 = 0\). Tính môđun của z.
A. \(\left| z \right| = 2\).
B. \(\left| z \right| = 3\).
C. \(\left| z \right| = 4\).
D. \(\left| z \right| = \sqrt 7 \).
Ta có \(\bar z - \frac{{\left( {5 + \sqrt 3 i} \right)}}{z} - 1 = 0 \Leftrightarrow {\left| z \right|^2} - \left( {5 + \sqrt 3 i} \right) = z\).
Đặt \(z = a + bi,\,\,a,b \in \mathbb{R},\,\,a > 0\). Ta có.
\({a^2} + {b^2} - 5 - \sqrt 3 i = a + bi \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} + {b^2} - 5 = a\\ - \sqrt 3 = b\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{a^2} - a - 2 = 0\\b = - \sqrt 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l}a = - 1\\a = 2\end{array} \right.\\b = - \sqrt 3 \end{array} \right.\).
Vậy: \(z = 2 - \sqrt 3 i \Rightarrow \left| z \right| = 7.\)
Câu 10:
Cho số phức z thỏa mãn \({\rm{w}} = \left( {z + 1} \right)\left( {\overline z - 2i} \right)\) là một số thuần ảo. Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là một đường tròn có diện tích bằng bao nhiêu?
A. \(5\pi .\)
B. \(\frac{{5\pi }}{4}.\)
C. \(\frac{{5\pi }}{2}.\)
D. \(25\pi .\)
Đặt \(z = a + bi;\,\,a,b \in \mathbb{R} \Rightarrow {\rm{w}} = \left( {a + 1 + bi} \right)\left( {a - bi - 2i} \right) = {a^2} + {b^2} + a + 2b - \left( {2{\rm{a}} + b + 2} \right)i.\)
Do w là số thuần ảo suy ra:\(\left\{ \begin{array}{l}{a^2} + {b^2} + a + 2b = 0\\2{\rm{a}} + b + 2 \ne 0\end{array} \right. \Rightarrow {a^2} + {b^2} + a + 2b = 0 \Leftrightarrow {\left( {a + \frac{1}{2}} \right)^2} + {\left( {b + 1} \right)^2} = \frac{5}{4}.\)
Suy ra tập hợp điểm biểu diễn số phức z là một đường tròn có diện tích bằng \(\frac{{5\pi }}{4}.\)
Câu 11:
Hình bên ghi lại việc biểu diễn vài số phức trong mặt phẳng số phức. Đường tròn đơn vị có tâm là gốc tọa độ. Một trong những số này là số nghịch đảo của E. Số đó là số nào?
biểu diễn vài số phức trong mặt phẳng số phức.png

A. C
B. B
C. D
D. A
Đặt \(z\left( E \right) = a + bi;\,\,a,b > 1 \Rightarrow \frac{1}{{z\left( E \right)}} = \frac{a}{{{a^2} + {b^2}}} - \frac{b}{{{a^2} + {b^2}}}i,\) ta thấy:
Số phức \(\frac{1}{{z\left( E \right)}}\) có phần thực lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1.
Số phức \(\frac{1}{{z\left( E \right)}}\) có phần ảo nhỏ hơn 0 và lớn hơn \( - 1.\)
Câu 12:
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 2} \right| + \left| {z + 2} \right| = 10.\)
A. Đường tròn \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 100\)
B. Elip \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\)
C. Đường tròn \({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 10\)
D. Elip \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{21}} = 1\)
Gọi \(z = x + yi\). Khi đó điểm \(M\left( {x;y} \right)\) biểu diễn số phức z
Ta có \(\left| {z - 2} \right| + \left| {z + 2} \right| = 10 \Leftrightarrow \left| {x - 2 + yi} \right| + \left| {x + 2 + yi} \right| = 10\)
\( \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + {y^2}} + \sqrt {{{\left( {x + 2} \right)}^2} + {y^2}} = 10\)
Đặt \({F_1}\left( { - 2;0} \right);{F_2}\left( {2;0} \right)\), khi đó: \(M{F_1} + M{F_2} = 10 > {F_1}{F_2}\left( { = 4} \right)\)nên tập hợp các điểm M là elip (E) có 2 tiêu cự là \({F_1};{F_2}\). Gọi (E) có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\)
Ta có: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{M{F_1} + M{F_2} = 10 = 2a}\\{{F_1}{F_2} = 4 = 2c}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 5}\\{c = 2}\end{array}} \right. \Rightarrow b = \sqrt {{5^2} - {2^2}} = \sqrt {21} \)
Vậy tập hợp các điểm M là elip: \(\left( E \right):\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{21}} = 1.\)
Câu 13:
Cho số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 1} \right| = \sqrt 2 \). Tìm giá trị lớn nhất của \(T = \left| {z + i} \right| + \left| {z - 2 - i} \right|.\)
A. \(\max T = 8\sqrt 2 \)
B. \(\max T = 4\)
C. \(\max T = 4\sqrt 2 \)
D. \(\max T = 8\)
Đặt \(z = x + yi\). Ta có: \(\left| {z - 1} \right| = \sqrt 2 \Leftrightarrow \left| {x + yi - 1} \right| = \sqrt 2 \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} = 2\)
Khi đó: \(T = \left| {z + 1} \right| + \left| {z - 2 - i} \right| = \left| {x + yi + i} \right| + \left| {x + yi - 2 - i} \right| = \sqrt {{x^2} + {{\left( {y + 1} \right)}^2}} + \sqrt {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}} \)
\( \le \sqrt {\left( {{1^2} + {1^2}} \right).\left[ {{x^2} + {{\left( {y + 1} \right)}^2} + {{\left( {x - 2} \right)}^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}} \right]} \)
\( = \sqrt {2\left( {2{x^2} - 4x + 4 + 2{y^2} + 2} \right)} = \sqrt {2\left( {2.\left( {{{\left( {x - 1} \right)}^2} + {y^2}} \right) + 4} \right)} = \sqrt {2.\left( {4 + 4} \right)} = 4\)
Vậy \(\max T = 4.\)
Câu 14:
Trên mặt phẳg tọa độ Oxy, tìm tập hợp điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn \(\left| {\frac{{z - i}}{{z + i}}} \right| = 1.\)
A. Hai đường thẳng \(y = \pm 1\), trừ điểm \(\left( {0; - 1} \right).\)
B. Hình chữ nhật giới hạn bởi các đường thẳng \(x = \pm 1,y = \pm 1.\)
C. Đường tròn \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1.\)
D. Trục Ox.
Đặt \(z = x + yi;x,y \in \mathbb{R} \Rightarrow PT \Leftrightarrow \left| {x + \left( {y - 1} \right)i} \right| = \left| {x + \left( {y + 1} \right)i} \right| \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = {x^2} + {\left( {y + 1} \right)^2}\)
\( \Leftrightarrow {\left( {y - 1} \right)^2} = {\left( {y + 1} \right)^2} \Leftrightarrow y = 0\)
Suy ra tập hợp điểm biểu diễn số phức z là trục Ox.
Câu 15:
Trong mặt phẳng phức Oxy, số phức \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) thỏa mãn điều kiện nào thì có điểm biểu diễn thuộc phần tô đậm trong hình vẽ (kể cả biên)?
biểu diễn thuộc phần tô đậm trong hình vẽ.png

A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a \in \left[ { - 3;2} \right] \cup \left[ {2;3} \right]}\\{\left| z \right| > 3}\end{array}} \right.\)
B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a \in \left( { - 3; - 2} \right) \cup \left( {2;3;} \right)}\\{\left| z \right| \le 3}\end{array}} \right.\)
C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a \in \left[ { - 3;2} \right] \cup \left[ {2;3} \right]}\\{\left| z \right| < 3}\end{array}} \right.\)
D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a \in \left[ { - 3; - 2} \right] \cup \left[ {2;3} \right]}\\{\left| z \right| \le 3}\end{array}} \right.\)
Xét số phức \(z = a + bi\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\)
Ta thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}\left[ \begin{array}{l} - 3 \le a \le - 2\\2 \le a \le 3\end{array} \right.\\\left| z \right| \le 3\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a \in \left[ { - 3; - 2} \right] \cup \left[ {2;3} \right]}\\{\left| z \right| \le 3}\end{array}} \right..\)
Câu 16:
Gọi (H) là tập hợp các điểm trong mặt phẳng Oxy biểu diễn số phức \(z = a + bi\,\,\)\(\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\) thỏa mãn \({a^2} + {b^2} \le 1 \le a - b.\) Tính diện tích hình (H).
A. \(\frac{{3\pi }}{4} + \frac{1}{2}.\)
B. \(\frac{\pi }{4}.\)
C. \(\frac{\pi }{4} - \frac{1}{2}.\)
D. \(1.\)
các điểm trong mặt phẳng Oxy biểu diễn số phức.png

a có: \(\left( H \right):\left\{ \begin{array}{l}{x^2} + {y^2} \le 1\\x - y \ge 1 \Leftrightarrow y \le x - 1\end{array} \right.\)
Vậy hình (H) là phần nằm trong đường tròn \({x^2} + {y^2} = 1\) và nằm phía dưới đường thẳng \(y = x - 1.\)
Khi đó \(S = \frac{1}{4}\pi {R^2} - {S_{OAB}} = \frac{\pi }{4} - \frac{1}{2}.\)
Câu 17:
Cho số phức \(z \ne 0\) sao cho z không phải là số thực và \({\rm{w}} = \frac{z}{{1 + {z^2}}}\) là số thực. Tính \(\frac{{\left| z \right|}}{{1 + {{\left| z \right|}^2}}}.\)
A. \(\frac{1}{5}.\)
B. \(\frac{1}{2}.\)
C. \(2.\)
D. \(\frac{1}{3}.\)
Đặt \(z = a + bi\left( {b \ne 0} \right) \Rightarrow {z^2} = {a^2} - {b^2} + 2abi \Rightarrow \frac{z}{{1 + {z^2}}} = \frac{{a + bi}}{{1 + {a^2} - {b^2} + 2abi}}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{a + bi}}{{1 + {a^2} - {b^2} + 2abi}} = \frac{{\left( {a + bi} \right)\left( {1 + {a^2} - {b^2} - 2abi} \right)}}{{{{\left( {1 + {a^2} - {b^2}} \right)}^2} + {{\left( {2ab} \right)}^2}}}\\ = \frac{{a + {a^3} - a{b^2} - 2{a^2}bi + bi + {a^2}bi - {b^3}i + 2a{b^2}i}}{{{{\left( {1 + {a^2} - {b^2}} \right)}^2} + {{\left( {2ab} \right)}^2}}}\\ = \frac{{(a + {a^3} + a{b^2}) + ( - {a^2}b + b - {b^3})i}}{{{{\left( {1 + {a^2} - {b^2}} \right)}^2} + {{\left( {2ab} \right)}^2}}} \in \mathbb{R}\end{array}\)
Hay: \(b - {b^3} - {a^2}b = 0 \Leftrightarrow b(1 - {b^2} - {a^2}) = 0 \Leftrightarrow 1 - {b^2} - {a^2} = 0\) (Do \(b \ne 0\) )
Vậy \({a^2} + {b^2} = 1.\)
Vậy: \(\frac{{\left| z \right|}}{{1 + {{\left| z \right|}^2}}} = \frac{1}{{1 + 1}} = \frac{1}{2}.\)
Câu 18:
Cho hai số phức \({z_1},{z_2}.\) Chọn mệnh đề đúng.
A. Nếu \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\) thì \({z_1} = \overline {{z_2}} .\)
B. ếu \({z_1} = \overline {{z_2}} \) thì \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|.\) N
C.Nếu \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\) thì \({z_1} = {z_2}.\)
D. Nếu \(\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right|\) thì các điểm biểu diễn cho \({z_1}\) và \({z_2}\) tương ứng trên mặt phẳng tọa độ sẽ đối xứng nhau qua gốc tọa độ O.
Ta có: \({z_1} = \overline {{z_2}} = a + bi \Rightarrow {z_2} = a - bi \Rightarrow \left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} .\)
Câu 19:
Trong mặt phẳng phức, gọi A, B, C lần lượt là điểm biểu diễn của các số phức \({z_1} = 3 + 2i\), \({z_2} = 3 - 2i,{z_3} = - 3 - 2i\). Khẳng định nào sau đây là sai?
A. B và C đối xứng nhau qua trục tung.
B. Trọng tâm của tam giác ABC là điểm \(G\left( {1;\frac{2}{3}} \right).\)
C. A và B đối xứng nhau qua trục hoành.
D. A, B, C nằm trên đường tròn tâm tại gốc tọa độ và bán kính bằng \(\sqrt {13} .\)
Ta có: \(A\left( {3;2} \right),B\left( {3; - 2} \right),C\left( { - 3; - 2} \right)\), suy ra:
B và C đối xứng nhau qua trục tung
Trọng tâm của tam giác ABC là điểm \(G\left( {1; - \frac{2}{3}} \right)\)
A và B đối xứng nhau qua trục hoành
A, B, C nằm trên đường tròn tâm tại gốc tọa độ và bán kính bằng \(\sqrt {13} \)
Câu 20:
Cho số phức \(z = 2 - 3i\). Tính môđun của số phức \(w = z - 1.\)
A. \(\left| w \right| = \sqrt {13} \)
B. \(\left| w \right| = 4\)
C. \(\left| w \right| = \sqrt {10} \)
D. \(\left| w \right| = 2\sqrt 5 \)
Ta có \(w = z - 1 = 1 - 3i \Rightarrow \left| w \right| = \sqrt {{1^2} + {{\left( { - 3} \right)}^2}} = \sqrt {10} .\)
Câu 21:
Trong mặt phẳng phức \(A\left( { - 4;1} \right),B\left( {1;3} \right),C\left( { - 6;0} \right)\) lần lượt biểu diễn các số phức \({z_1},{z_2},{z_3}\) . Trọng tâm G của tam giác ABC biểu diễn số phức nào sau đây?
A. \(z=3 + \frac{4}{3}i\)
B. \( z=- 3 + \frac{4}{3}i\)
C. \(z=3 - \frac{4}{3}i\)
D. \(z= - 3 - \frac{4}{3}i\)
Trọng tâm của tam giác ABC là \(G\left( { - 3;\frac{4}{3}} \right)\)
Vậy G biểu diễn số phức \(z = - 3 + \frac{4}{3}i.\)
Câu 22:
Trong mặt phẳng phức, tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z biết \(\left| z \right| = \left| {\bar z - 3 + 4i} \right|\)là:
A. Elip \(\frac{{{x^2}}}{4} + \frac{{{y^2}}}{2} = 1\)
B. Parabol \({y^2} = 4{\rm{x}}\)
C. Đường tròn \({x^2} + {y^2} - 4 = 0\)
D. Đường thẳng \(6{\rm{x}} + 8y - 25 = 0\)
Đặt \(z = x + yi\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\) và \(M\left( {x;y} \right)\) là điểm biểu diễn của z.
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}\left| z \right| = \sqrt {{x^2} + {y^2}} \\\bar z - 3 + 4i = x - iy - 3 + 4i = \left( {x - 3} \right)\left( { - y + 4} \right)i\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow \left| {\bar z - 3 + 4i} \right| = \sqrt {{{\left( {x - 3} \right)}^2} + {{\left( { - y + 4} \right)}^2}} \)
Vậy \(\left| z \right| = \left| {\bar z - 3 + 4i} \right| \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} = {\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( { - y + 4} \right)^2} \Leftrightarrow 6x + 8y - 25 = 0.\)
Câu 23:
Cho số phức \(z = 2i.\) Hỏi điểm biểu diễn cho số phức z là điểm nào trong các điểm M, N, P, Q như hình bên?
điểm biểu diễn cho số phức z.png

A. M
B. N
C. P
D. Q
Tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là điểm M(0;2).
Câu 24:
Tập hợp các điểm trong mặt phẳng phức biểu diễn các số phức z thỏa mãn \(\left| {z - 3 + 5i} \right| = 4\) là một đường tròn. Tính chu vi C của đường tròn đó.
A. \(C = 4\pi .\)
B. \(C = 2\pi .\)
C. \(C = 8\pi .\)
D. \(C = 16\pi .\)
Đặt \(z = x + yi\,\,\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\)
Ta có: \(\left| {z - 3 + 5i} \right| = 4 \Rightarrow \left| {x + yi - 3 + 5i} \right| = 4\)
\( \Rightarrow \left| {(x - 3) + (y + 5)i} \right| = 4 \Rightarrow {\left( {x - 3} \right)^2} + {(y + 5)^2} = {4^2}\)
Tập hợp điểm biểu diễn số phức z là đường tròn có tâm \(I\left( {3; - 5} \right)\) và bán kính \(R = 4.\)
Khi đó: \(C = 2\pi R = 8\pi .\)
Câu 25:
Biết số phức \(z = a + bi\left( {a,b \in R} \right)\) thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 2 - 4i} \right| = \left| {z - 2i} \right|\) có mô đun nhỏ nhất. Tính \(M = {a^2} + {b^2}.\)
A. M=10
B. M=16
C. M=26
D. M=8
\(\begin{array}{l}\left| {z - 2 - 4i} \right| = \left| {z - 2i} \right|\\ \Rightarrow \left| {a - 2 + \left( {b - 4} \right)i} \right| = \left| {a + \left( {b - 2} \right)i} \right|\\ \Leftrightarrow {\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 4} \right)^2} = {a^2} + {\left( {b - 2} \right)^2}\\ \Leftrightarrow a + b = 4\end{array}\)
Ta có: \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} = \sqrt {{a^2} + {{\left( {4 - a} \right)}^2}} = \sqrt {2{a^2} - 8a + 16} = \sqrt {2{{\left( {a - 2} \right)}^2} + 8} \ge 2\sqrt 2 \)
Suy ra: \(Min\left( {\left| z \right|} \right) = Min\left( {\sqrt {{a^2} + {b^2}} } \right) = 2\sqrt 2 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 2\\b = 2\end{array} \right. \Rightarrow M = 8\)
Câu 26:
Gọi (H) là hình biểu diễn tập hợp các số phức z trong mặt phẳng tọa đọ Oxy để \(\left| {2z - \overline z } \right| \le 3\) số phức z có phần thực không âm. Tính diện tích hình (H).
A. \(3\pi \)
B. \(\frac{3}{2}\pi \)
C. \(\frac{3}{4}\pi \)
D. \(6\pi \)
Đặt \(z = x + yi\left( {x \ge 0} \right);a,b \in R \Rightarrow \left| {2z - \overline z } \right| \le 3 \Leftrightarrow \left| {x + 3yi} \right| \le 3 \Leftrightarrow {x^2} + 9{y^2} \le 9\)
\( \Leftrightarrow \frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{1} \le 1\).
Do hình (H) là nửa hình Elip có \(a = 3,b = 1\).
Khi đó \(S = \frac{1}{2}{S_{elip}} = \frac{1}{2}.\left( {\pi ab} \right) = \frac{3}{2}\pi \)
Câu 27:
Xác định tập hợp tất cả những điểm trong mặt phẳng tọa độ biểu diễn số phức z sao cho \({z^2} = {\left( {\overline z } \right)^2}.\)
A. \(\left\{ {\left( {x;0} \right),x \in \mathbb{R}} \right\} \cup \left\{ {\left( {0;y} \right),y \in \mathbb{R}} \right\}\)
B. \(\left\{ {\left( {x;y} \right),x + y = 0} \right\}\)
C. \(\left\{ {\left( {0;y} \right),y \in \mathbb{R}} \right\}\)
D. \(\left\{ {\left( {x;0} \right),x \in \mathbb{R}} \right\}\)
Đặt \(z = x + yi;x,y \in \mathbb{R} \Rightarrow {\left( {x + yi} \right)^2} = {\left( {x - yi} \right)^2} \Leftrightarrow xy.i = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{y = 0}\end{array}} \right.\)
Suy ra tập hợp các điểm trong mặt phẳng biểu diễn số phức z là \(\left\{ {\left( {x;0} \right),x \in \mathbb{R}} \right\} \cup \left\{ {\left( {0;y} \right),y \in \mathbb{R}} \right\}.\)
Câu 28:
Gọi A là điểm biểu diễn của số phức \(z = 3 + 2i\) và điểm B là điểm biểu diễn số phức \(z' = 2 + 3i.\)Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hai điểm A và B đối xứng với nhau qua gốc tọa độ O.
B. Hai điểm A và B đối xứng với nhau qua trục tung.
C. Hai điểm A và B đối xứng nhau qua trục hoành
D. Hai điểm A và B đối xứng nhau qua đường thẳng \(y = x\)
Ta có \(A\left( {3;2} \right)\) và \(B\left( {2;3} \right)\), ta có tọa độ hai điểm trên hình như sau:

Dựa vào đồ thị ta thấy A và B đối xứng nhau qua đường thẳng y=x.
Câu 29:
Xác định tập hợp các điểm biểu diễn số phức z trên mặt phẳng phức sao cho \(\frac{1}{{z - i}}\) là số thuần ảo.
A. Trục tung, bỏ điểm \(\left( {0;1} \right)\)
B. Trục hoành, bỏ điểm \(\left( { - 1;0} \right)\)
C. Đường thẳng \(y = 1\), bỏ điểm \(\left( {0;1} \right)\)
D. Đường thẳng \(x = - 1\), bỏ điểm \(\left( { - 1;0} \right)\)
Vì bài toán liên quan đến biểu diễn số phức nên ta sẽ đặt \(z = x + iy\,\left( {x,y \in \mathbb{R}} \right)\)
Khi đó \(\frac{1}{{z - i}} = \frac{1}{{x + i\left( {y - 1} \right)}} = \frac{{x - i\left( {y - 1} \right)}}{{{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}}\)
\( = \frac{x}{{{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}} - \frac{{y - 1}}{{{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}}i\)
Khi đó để \(\frac{1}{{z - i}}\) là số thuần ảo thì: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{x}{{{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}} = 0\\\frac{{y - 1}}{{{x^2} + {{\left( {y - 1} \right)}^2}}} \ne 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y \ne 1\end{array} \right.\)
Vậy A là phương án đúng.
Câu 30:
Tìm số phức z có mô đun nhỏ nhất thỏa điều kiện \(\left( {z - 2} \right)\left( {\overline z + 2i - 1} \right)\) là số thực.
A. \(z = \frac{8}{5} + \frac{4}{5}i.\)
B. \(z = 1 + 2i.\)
C. \(z = \frac{8}{5} - \frac{4}{5}i.\)
D. \(z = 1 - 2i.\)
Gọi \(z = x + yi.\)
\(\begin{array}{l}\left( {z - 2} \right)\left( {\overline z + 2i - 1} \right) = \left( {x + yi - 2} \right)\left( {x - yi + 2i - 1} \right)\\ & & \,\,\,\,\,\, = \left( {x - 2} \right)\left( {x - 1} \right) - y\left( {2 - y} \right) + \left[ {\left( {x - 2} \right)\left( {2 - y} \right) + \left( {x - 1} \right)y} \right]i\end{array}\)
\(\left( {z - 2} \right)\left( {\overline z + 2i - 1} \right)\) là số thực \( \Leftrightarrow \left( {x - 2} \right)\left( {2 - y} \right) + \left( {x - 1} \right)y = 0 \Leftrightarrow 2{\rm{x}} + y - 4 = 0 \Leftrightarrow y = 4 - 2{\rm{x}}\)
Khi đó: \(\left| z \right| = \sqrt {{x^2} + {y^2}} = \sqrt {{x^2} + {{\left( {4 - 2{\rm{x}}} \right)}^2}} = \sqrt {5{{\rm{x}}^2} - 16{\rm{x}} + 16} = \sqrt {5{{\left( {x - \frac{8}{5}} \right)}^2} + \frac{{16}}{5}} \ge \frac{{4\sqrt 5 }}{5}.\)
\({\left| z \right|_{\min }} = \frac{{4\sqrt 5 }}{5} \Leftrightarrow x = \frac{8}{5} \Rightarrow y = \frac{4}{5} \Rightarrow z = \frac{8}{5} + \frac{4}{5}i.\)
Câu 31:
Cho số phức z có môđun \(\left| z \right| = 1\,\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \left| {1 + z} \right| + 3\left| {1 - z} \right|\) là
A. \(3\sqrt {10} \,\)
B. \(2\sqrt {10} \)
C. 6
D. \(4\sqrt 2 \)
Đặt \(z = x + yi\) ta có: \({x^2} + {y^2} = 1\)
Khi đó \(P = \sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + {y^2}} + 3\sqrt {{{\left( {x - 1} \right)}^2} + {y^2}} = \sqrt {{x^2} + {y^2} + 2x + 1} + 3\sqrt {{x^2} + {y^2} - 2x + 1} \)
\( = \sqrt {2x + 2} + 3\sqrt {2 - 2x} \)
Xét \(f\left( x \right) = \sqrt {2x + 2} + 3\sqrt {2 - 2x} \,\,\,\left( {x \in \left[ { - 1;1} \right]} \right)\)có \(f'\left( x \right) = \frac{1}{{\sqrt {2x + 2} }} - \frac{3}{{\sqrt {2 - 2x} }} = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ - 4}}{5}\)
Khi đó \({P_{\max }} = f\left( { - \frac{4}{5}} \right) = 2\sqrt {10} .\)
Câu 32:
Cho số phức z thỏa mãn z không phải là số thực và \({\rm{w}} = \frac{z}{{2 + {z^2}}}\) là số thực. Giá trị lớn nhất của biểu thức \(M = \left| {z + 1 - i} \right|\) là:
A. 2
B. \(2\sqrt 2 .\)
C. \(\sqrt 2 .\)
D. 8
Ta có w là số thực nên \(\frac{1}{{\rm{w}}} = z + \frac{2}{z}\) là số thực.
Đặt \(z = a + bi\,(a;b \in \mathbb{R})\)
Mà z không phải là số thực nên \(b \ne 0.\)
\( \Rightarrow \frac{1}{{\rm{w}}} = a + bi + \frac{{2\left( {a - bi} \right)}}{{{a^2} + {b^2}}}\) là số thực khi \(b - \frac{{2b}}{{{a^2} + {b^2}}} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}b = 0\,\,(loai)\\{a^2} + {b^2} = 2 \Rightarrow \left| z \right| = \sqrt 2 \end{array} \right.\)
Tập hợp các điểm A(x,y) điểm biểu diễn z là đường tròn \(O\left( {0;0} \right);R = \sqrt 2 .\)
Ta có: \(M = \left| {z + 1 - i} \right| = \left| {(x + 1) + (y - 1)i} \right| = \sqrt {{{(x + 1)}^2} + {{(y - 1)}^2}} = AB\) với B(-1;1).
số phức z thỏa mãn.png

M đạt giá trị lớn nhất khi đoạn thẳng AB đạt giá trị lớn nhất.
Ta thấy: \(\left\{ \begin{array}{l}A(x;y) \in \left( C \right)\\B( - 1;1) \in \left( C \right)\end{array} \right.\) nên \(A{B_{\max }} = 2R = 2\sqrt 2 .\)
Vậy \({M_{\max }} = 2\sqrt 2 .\)
Câu 33:
Cho số phức z thỏa mãn \(\left| {z - i} \right| = \sqrt 2 \). Tìm giá trị lớn nhất của \(M = \left| {z - 1} \right| + \left| {z + 1 - 2i} \right|.\)
A. 6
B. 4
C. \(8\sqrt 2 \)
D. \(4\sqrt 2 \)
Đặt \(z = x + yi\left( {x,y \in R} \right)\), khi đó \(\left| {z - i} \right| = \sqrt 2 \Leftrightarrow {x^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 2 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} = 2y + 1\)
Ta có \(M = \left| {z - 1} \right| + \left| {z + 1 - 2i} \right| = \sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + {y^2}} + \sqrt {{{\left( {x + 1} \right)}^2} + {{\left( {y - 2} \right)}^2}} \)
\( = \sqrt {{x^2} + {y^2} - 2x + 1} + \sqrt {{x^2} + {y^2} + 2x - 4y + 5} = \sqrt {2 + 2y - 2x} + \sqrt {6 + 2x - 2y} \)
Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki, ta có:
\({\left( {\sqrt {2 + 2y - 2x} + \sqrt {6 + 2x - 2y} } \right)^2} \le \left( {{1^2} + {1^2}} \right)\left( {2 + 2y - 2x + 6 + 2x - 2y} \right) = 16\)
Do đó \(M = \sqrt {2 + 2y - 2x} + \sqrt {6 + 2x - 2y} \le \sqrt {16} = 4 \Rightarrow {M_{\max }} = 4.\)
Câu 34:
Trong các số phức z thỏa mãn điều kiện \(\left| {z - 2 - 4i} \right| = \left| {z - 2i} \right|\). Tìm số phức z có mô đun bé nhất.
A. z = 2 + 2i
B. z = 2 + i
C. z = 1 + 3i
D. z = 3 + i
Đặt \(z = a + bi;\,\,a,b \in \mathbb{R}.\) Ta có:
\(\left| {a - 2 + \left( {b - 4} \right)i} \right| = \left| {a + \left( {b - 2} \right)i} \right| \Leftrightarrow {\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b - 4} \right)^2} = {a^2} + {\left( {b - 2} \right)^2} \Leftrightarrow a + b = 4 \Leftrightarrow b = - {\rm{a}} + 4\)
Ta có: \(\left| z \right| = \sqrt {{a^2} + {b^2}} = \sqrt {{a^2} + {{\left( { - a + 4} \right)}^2}} = \sqrt {2{{\rm{a}}^2} - 8{\rm{a}} + 16} = \sqrt {2{{\left( {a - 2} \right)}^2} + 8} \ge 2\sqrt 2 \Leftrightarrow \left| z \right| \ge 2\sqrt 2 .\)
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi \(a - 2 = 0 \Leftrightarrow a = 2 \Rightarrow b = 2 \Rightarrow z = 2 + 2i.\)
Câu 35:
Cho số phức z có môđun là 3, biết tập hợp các điểm biểu diễn số phức \({\rm{w}} = 3 - 2i + \left( {2 - i} \right)z\) là một đường tròn thì có bán kính bao nhiêu?
A. \(R = 3\sqrt 2 \)
B. \(R = 3\sqrt 5 \)
C. \(R = 3\sqrt 3 \)
D. \(R = 3\sqrt 7 \)
\({\rm{w}} = x + yi \Rightarrow x + yi = 3 - 2i + \left( {2 - i} \right)z \Leftrightarrow \frac{{x + yi - 3 + 2i}}{{2 - i}} = z\)
\( \Rightarrow \frac{{2x + 2yi - 6 + 4i + xi - y - 3i - 2}}{5} = z \Leftrightarrow \frac{{i\left( {x + 2y + 1} \right) + 2x - y - 8}}{5} = z\)
\( \Rightarrow {\left( {x + 2y + 1} \right)^2} + {\left( {2x - y - 8} \right)^2} = 25.9 = 5{x^2} + 5{y^2} - 30x + 20y + 65\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 5.9 = {x^2} + {y^2} - 6x + 4y + 13 = {\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2}\\ \Rightarrow R = 3\sqrt 5 .\end{array}\)
Câu 36:
Cho các số phức z thoả mãn |z-i|=2. Biết rằng tập hợp các điểm biểu diễn các số phức w=(2+i)z là một đường tròn. Tìm toạ độ tâm I của đường tròn đó.
A. I(1;-2)
B. I(1;1)
C. I(0;1)
D. I(-1;2)
Đặt \({\rm{w}} = x + iy\,\,\,(x,y\, \in \mathbb{R}).\)
\(\begin{array}{l}{\rm{w}} = (2 + i)z \Leftrightarrow x + iy = (2 + i)z\\ \Leftrightarrow z = \frac{{x + iy}}{{2 + i}} = \frac{{(x + iy)(2 - i)}}{{(2 + i)(2 - i)}}.\\ \Leftrightarrow z = \frac{{2x + y + ( - x + 2y)i}}{5}\\ \Leftrightarrow z = \frac{{2x + y}}{5} + \frac{{ - x + 2y}}{5}i.\end{array}\)
\(\begin{array}{l}|z - i| = 2 \Leftrightarrow \left| {\frac{{2x + y}}{5} + \frac{{ - x + 2y}}{5}i - i} \right| = 2\\ \Leftrightarrow \left| {\frac{{2x + y}}{5} + \frac{{ - x + 2y - 5}}{5}i} \right| = 2\\ \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {\frac{{2x + y}}{5}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{{ - x + 2y - 5}}{5}} \right)}^2}} = 2\\ \Leftrightarrow 4{x^2} + {y^2} + 4xy + {x^2} + 4{y^2} + 25 - 4xy + 10x - 20y = 100\\ \Leftrightarrow {(x + 1)^2} + {(y - 2)^2} = 20.\end{array}\)
Vậy tập hợp điểm biểu diễn các số phức w là một đường tròn tâm I(-1;2)
 
Sửa lần cuối: