bài tập vật lí

  1. Học Lớp

    Hãy xác định biên độ dao động của vật?

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A, ban đầu vât đứng tại vị trí có li độ x = - 5 cm. Sau khoảng thời gian t1 vật về đến vị trí x = 5 cm nhưng chưa đổi chiều chuyển động. Tiếp tục chuyển động thêm 18 cm nữa vật về đến vị trí ban đầu và đủ một chu kỳ. Hãy xác định biên độ dao động của vật...
  2. Học Lớp

    Kể từ lúc vật bắt đầu dao động, thời gian vật đi được quãng đường 40 cm gần bằng

    Một vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v=10\pi cos(5\pi +\frac{5\pi}{6})cm/s\). Kể từ lúc vật bắt đầu dao động, thời gian vật đi được quãng đường 40 cm gần bằng A.0,2 s B. 1,2 s C. 0,8 s D. 2,0 s
  3. Học Lớp

    đang chuyển động nhanh dần, thời gian vật đi được quãng đường 60 cm gần bằng

    Một vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v=64 \pi cos (8 \pi t +\frac{\pi}{6})\) cm/s. Kể từ thời điểm vận tốc của vật \(v=-32\pi\sqrt{3}\) cm/s và đang chuyển động nhanh dần, thời gian vật đi được quãng đường 60 cm gần bằng A. 0,458 s. B. 0,483 s C. 0,521 s. D. 0,479 s.
  4. Học Lớp

    Trong một chu kỳ dao động, thời gian để tốc độ của vật thỏa

    Một vật dao động điều hòa với chu kì 0,6 s. Gọi \(\bar{v}_{Tb}\) là tốc độ trung bình của vật trong một chu kỳ. Trong một chu kỳ dao động, thời gian để tốc độ của vật thỏa \(\left | v \right |\geq \frac{\pi\sqrt{3}}{4}\bar{v}_{Tb}\) bằng A.0,2 s. B. 0,1 s C. 0,4 s D. 0,5 s
  5. Học Lớp

    Trong một chu kỳ dao động, thời gian để tốc độ của vật thỏa

    Một vật dao động điều hòa với chu kì 1,2 s. Gọi \(\bar{v_o}\) là tốc độ trung bình cực đại khi vật dao động trong khoảng thời gian 0,2 s. Trong một chu kỳ dao động, thời gian để tốc độ của vật thỏa \(\left | v \right |\leq \frac{\pi}{6}\bar{v}_o\) bằng A.0,8 s. B. 0,4 s C. 0,6 s D. 0,1 s
  6. Học Lớp

    Tìm quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tìm quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian \(\frac{11T}{4}\). A.\(10A+A\sqrt{2}\) B. \(8A+A\sqrt{2}\) C. \(12A-A\sqrt{2}\) D. \(10A-A\sqrt{2}\)
  7. Học Lớp

    Tìm quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tìm quãng đường lớn nhất vật đi được trong khoảng thời gian \(\frac{22T}{6}\) A.\(12A+A\sqrt{2}\) B. 15A C. \(14A+A\sqrt{3}\) D. \(15A+A\sqrt{3}\)
  8. Học Lớp

    Tìm quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tìm quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian \(\frac{13T}{4}\). A.\(14A+A\sqrt{2}\) B. \(8A+A\sqrt{2}\) C. \(14A-A\sqrt{2}\) D. \(10A-A\sqrt{2}\)
  9. Học Lớp

    Tính tần số của thế năng?

    Vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(8\(\pi\)t + \(\pi\)/6) cm. Tính tần số của thế năng? A.4Hz B. 2Hz C. 8Hz D. 4\(\pi\)Hz
  10. Học Lớp

    Hãy xác định chu kỳ của dao động?

    Một vật dao động có phương trình thế năng như sau: \(W_t = 3 + 3cos(10\pi t + \pi/3) J\). Hãy xác định chu kỳ của dao động? A.0,25s B. 0,125s C. 0,5s D. 0,4s
  11. Học Lớp

    Vận tốc của vật khi pha dao động bằng

    Một vật dao động điều hòa với chiều dài quĩ đạo là 14 cm, tần số góc \(2\pi\) (rad/s). Vận tốc của vật khi pha dao động bằng \(\pi/3\) rad là: A. \(7\pi\sqrt{3}\)cm/s B. \(-7\pi\)cm/s C. \(7\pi\)cm/s D. \(-7\pi\sqrt{3}\)cm/s
  12. Học Lớp

    Chu kỳ dao động của vật bằng

    Vật dao động điều hòa với biên độ A, thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến li độ \(x=\frac{A}{\sqrt{2}}\) là 0,1 s. Chu kỳ dao động của vật bằng A.0,6 s B. 0,4 s C. 1,2 s D. 0,8 s
  13. Học Lớp

    Một vật thực hiện dao động điều hòa, tại thời điểm t vật có vận tốc bằng nửa vận tốc cực đại, khi đó vật có li độ

    Một vật thực hiện dao động điều hòa, tại thời điểm t vật có vận tốc bằng nửa vận tốc cực đại, khi đó vật có li độ A.\(x=\pm \frac{A}{\sqrt{2}}\) B. \(x=\pm \frac{A}{\sqrt{3}}\) C. \(x=\pm \frac{A\sqrt{3}}{\sqrt{2}}\) D. \(A\)
  14. Học Lớp

    Tốc độ trung bình trong hai chu kỳ bằng

    Một vật dao động điều hòa với phương trình: \(x=0,05cos(2\pi t -\frac{\pi}{2})\) m. Tốc độ trung bình trong hai chu kỳ bằng A.0,2 cm/s B. 0,4 cm/s C. 20 cm/s D. 40 cm/s
  15. Học Lớp

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Vật có vận tốc 8 cm/s và gia tốc 12cm/s2 khi li độ

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Vật có vận tốc 8 cm/s và gia tốc 12cm/s2 khi li độ A.x = - 6,25 cm. B. x = - 3 cm C. x = 4 cm D. x = 8,33 cm.
  16. Học Lớp

    thời gian ngắn nhất kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi vận tốc của vật đạt cực tiểu là

    Vật dao động điều hòa có phương trình: \(x=Acos\left ( \frac{2\pi}{T}t - \pi \right )\) cm, thời gian ngắn nhất kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi vận tốc của vật đạt cực tiểu là A.\(\frac{T}{2}\) B.\(\frac{T}{4}\) C.\(\frac{T}{12}\) D.\(\frac{3T}{4}\)
  17. Học Lớp

    Trong khoảng thời gian \(t=\frac{7T}{6}\) quãng đường lớn nhất vật đi được bằng

    Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x=cos\frac{2\pi}{T}t\) cm. Trong khoảng thời gian \(t=\frac{7T}{6}\) quãng đường lớn nhất vật đi được bằng A.1 cm B.\(\sqrt{3}\)cm C.2 cm D.5 cm
  18. Học Lớp

    Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

    Một vật dao động điều hòa với biên độ A tần số góc \(\omega\). Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là A.\(x=Acos\omega t\) B.\(x=Acos(\omega t-\frac{\pi}{2})\) C.\(x=Acos(\omega t+\frac{\pi}{2})\) D.\(x=Acos(\omega t+\frac{\pi}{4})\)
  19. Học Lớp

    Vận tốc trung bình trong một chu kì bằng

    Vật dao động điều hòa có phương trình: \(x=3cos(2\pi t-\frac{\pi}{2})\) cm. Vận tốc trung bình trong một chu kì bằng A.12 cm/s B.6 cm /s C.0 D.6\(\pi\)cm/s
  20. Học Lớp

    Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của vật lần lượt là v và a. Biên độ dao động bằng

    Một vật dao động điều hòa với tần số góc \(\omega\). Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của vật lần lượt là v và a. Biên độ dao động bằng A.\(\frac{1}{\omega ^2}\sqrt{a^2+v^2\omega ^2}\) B.\(\omega ^2\sqrt{a^2+v^2\omega ^2}\) C.\(\frac{1}{\omega ^2}\sqrt{v^2+\frac{a^2}{\omega ^2}}\)...