Lý thuyết vật lý hạt nhân lớp 12

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
lý thuyết vật lý hạt nhân lớp 12 là tài liệu quan trọng chương vật lý hạt nhân thuộc chương trình vật lý lớp 12. Các em cần học tốt chuyên đề này bởi kiến thức vật lý hạt nhân sẽ xuất hiện nhiều trong đề thi tốt nghiệp THPT, cao đẳng và đại học. Trong phạm vi bài viết lý thuyết vật lý hạt nhân lớp 12 sẽ giới thiệu chi tiết cơ sở lý thuyết, bài tập minh họa, bài tập vận dụng và bài tập vật lý hạt nhân nâng cao.

Câu 1. Chọn câu Sai.
A. Nguồn gốc năng lượng mặt trời và các vì sao là do chuỗi liên tiếp các phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
B. Trên trái đất con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch: trong quả bom gọi là bom H; trong các nhà máy
điện nguyên tử
C. Nguồn nhiên liệu để thực hiện phản ứng nhiệt hạch rất dễ kiếm, vì đó là đơteri và triti có sẵn trong nước biển..
D. phản ứng nhiệt hạch có ưu điểm lớn là bảo vệ môi trường tốt vì chất thải sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 2. Chọn phương án Đúng. Phản ứng nhiệt hạch và phản ứng phân hạch là hai phản ứng hạt nhân trái ngược nhau vì
A. một phản ứng toả, một phản ứng thu năng lượng.
B. một phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp, phản ứng kia xảy ra ở nhiệt độ cao.
C. một phản ứng là tổng hợp hai hạt nhân nhẹ thành hạt nhân nặng hơn, phản ứng kia là sự phá vỡ một hạt nhân
nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn.
D. một phản ứng diễn biến chậm, phản kia rất nhanh

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ ?
A. Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra
B. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ
C. Hiện tượng phóng xạ phụ thuộc vào tác động bên ngoài
D. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân (phản ứng hạt nhân tự phát)

Câu 4. Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.
B. Chu kì phóng xạ của một chất phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.
C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.