Ý nghĩa chi tiết bát bánh đúc

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Bát bánh đúc trong “Vợ nhặt” cũng là một chi tiết đặc sắc, qua đó ta thấy được số phận thảm thương tội nghiệp của người được ăn - thị và vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn đó là Tràng. Chi tiết nhỏ nhưng lại có vai trò lớn để soi sáng chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận thảm thương tội nghiệp của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời còn làm sáng lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động trước Cách mạng. Và nếu đem so sánh với bát cháo hành trong “Chí Phèo” thì bát bánh đúc cũng là chi tiết thể hiện tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Kim Lân khi viết về người nông dân.

- Thể hiện số phận, phẩm chất của nhân vật.

- Thể hiện số phận thảm thương, khốn cùng của nhân vật trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

+ Vì cái đói cái nghèo nên khi được Tràng mời ăn giầu, thị đã nói “Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”. Thị đã “gợi ý” để được ăn, Lúc này cái đói cái nghèo đang bám riết lấy thị nên cái điều đơn giản nhất và cũng lớn lao nhất với thị là có được miếng ăn.

+ Vì miếng ăn mà thị mất đi nữ tính của người con gái, thị đánh đổi cái sĩ diện, cái duyên của người con gái. Khi thị “sà xuống ăn một chặp bốn bát bánh đúc” thì ta thấy thị thật đáng thương, tội nghiệp. Có sống trong hoàn cảnh ấy con người ta mới thấm thía và hiểu cho hoàn cảnh của thi. Nhà văn Nam Cao cũng hay viết về cái đói, về miếng ăn, về chuyện vì miếng ăn mà con người ta đánh mất đi nhân phẩm, lương tri. Trong truyện “Một bữa no”, Nam Cao cũng đã nói về người bà vì đói quá mà ăn cho đến no và chết vì “một bữa no”, hay trong “Trẻ con không được ăn thịt chó”, nhà văn cũng viết về hình ảnh của người cha vì miếng ăn mà trở nên độc ác với những đứa con.

+ Thị theo không Tràng về làm vợ cũng chỉ vì cái đói, muốn chạy trốn cái đói => Nghĩa là lòng ham sống mãnh liệt.
- Hình ảnh bắt bánh đúc ấy cũng thể hiện niềm ham sống, khát khao cuộc sống của người nông dân nói chung: Vì sự sinh tồn nên thị “ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Và thị bám theo câu nói của Tràng “rích bố cu” “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về, rồi thị đã theo không về làm vợ.

– Thể hiện vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn - Tràng nghèo không dư giả gì nhưng lại có tấm lòng nhân hậu, biết cưu mang và san sẻ với người khác.

+ Trong buổi đói khát, miếng ăn là cả vấn đề sinh mệnh, Tràng cho thị ăn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ một nghĩa cử rất cao đẹp.

+ Tràng đã cứu sống thị.

- Bánh đúc nên duyên vợ chồng. Trong văn học ta thường thấy những hình ảnh mang đậm chất thơ để nói về tín hiệu giao duyên nào là cái áo “yêu nhau cởi áo cho nhau”, nào là chiếc khăn “khăn thương nhớ ai” còn ở đây lại là một hình ảnh rất thực của cuộc sống đời thường.

+ Từ bát bát bánh đúc ấy mà thị thành vợ Tràng và sau này thị trở nên hiền thục, nữ tính sau khi làm vợ Tràng.

+ Từ đó Tràng cũng có được hạnh phúc bất ngờ, sung sướng khi có vợ. Sau này tâm tính Tràng thay đổi, thấy mình nên người gắn bó và có trách nhiệm với gia đình.

- Chi tiết bát bánh đúc trong tác phẩm đã phản ánh hiện thực về nạn đói trong đó con người bị coi như cọng rơm cái rác, sống cuộc sống cơ cực.

-Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: Cảm thông với nỗi khổ của con người qua đó cũng tố cáo, lên án những những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh nạn đói thảm khốc. Đồng thời Kim Lân cũng ca ngợi vẻ đẹp của tình người ở người lao động trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn.

- Là chi tiết quan trọng góp phần thúc đẩy cốt truyện, khắc họa số phận, phẩm chất, tính cách của nhân vật.

+ Thể hiện được nét đặc sắc trong phong cách sáng tác của Kim Lân. Nhà văn thường viết về cuộc sống giản dị của người nông dân với tâm lí rất đời thường. Ông sử dụng ngôn ngữ nôm na, gần gũi trong cuộc sống đời thường.