Phân tích Rừng Xà Nu - Nguyễn Thành Trung

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I .Đọc, tìm hiểu
1. Tác giả
  • Nguyễn Ngọc- Nguyễn Trung Thành tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu là hình mẫu tiêu biểu của thế hệ nhà văn nghệ sĩ- chiến sĩ.
  • Trong cả 2 cuộc kháng chiến chống pháp và chống mỹ ông đều gắn bó với mặt đất Tây Nguyên kiên cường chính tình yêu và sự hiểu biết sâu sắc về mảnh đất này là tiền đề cơ sở để nhà văn sáng tác được những tác phẩm có giá trị về thiên nhiên, về cuộc sống và con người nơi đây “Nếu nói Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp thì cũng có thể nói Nguyễn Ngọc săn tìm những tính cách anh hùng, vì sự tích anh hùng ... người anh hùng của Nguyễn Ngọc vẫn có nét riêng dũng mãnh khác thường, những con người thép thẳng băng nhọn hoắt, như mũi trong, như ngọn giáo như mầm rừng xà nu dâm thẳng lên trời. Nhưng lại có một cái gì hiện đại, trái tim chất chứa căm thù ngùn ngụt nhưng tâm hồn trong suốt hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấy xa xăm của nhân loại. Vâng ! Nguyễn Tuân suốt đời đi tìm cái đẹp còn Nguyễn Ngọc suốt đời đi tìm cái hùng cũng là cái đẹp trong cảm quan thẩm mỹ của anh”
(G.S.N.Đ. Mạnh)​
* PCNT : Thể loại sở trường tiểu thuyết và truyện ngắn
Đề tài: Đất nước con người Việt Nam trong cuộc chiến dấu với kẻ thù

Cảm hứng anh hùng ca; khuynh hướng xử thi

Xây dựng thành công những tập thể anh hùng, những cái nhân anh hùng trong thời đại anh hùng.
*Khái niệm: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là sự thể hiện của lòng yêu nước thiết tha căm thu giặc sâu sắc tình thần chiến đất bất khuất chống lại kẻ thù để chống lại kẻ thù để bảo vệ tổ quốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp-Mỹ , là sự trung thành với lý tưởng cách mạng được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt qua đó bộ lộ được vẽ đẹp của bản chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc

*Đặc sắc NT:
  • Khuynh hướng sử thi và màu sác Tây Nguyên
  • Ngôn ngữ: Đẹp tráng lệ, hào hùng phù hợp với cách cảm nhận cách cảm nghĩ của người dân Tây Nguyên
  • Xây dựng tình huống và nhân vật điển hình mang tính cách điển hình trong một hoàn cảnh điển hình

2.Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác- xuất sứ-mdst

“Rừng xà nu” ra đời vào mùa hè 1965 ở khu căn cứ của quân giải phóng miền Trung-Trung Bộ đây là thời điểm ra đời cuộc đổ quân đầu tiên của Mỹ, ngày bắt đầu cuộc đấu tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam- Việt Nam . “Rừng xà nu” được viết được trong những ngày sôi sục nghiêm trang nghiêm trong quyết liệt hào hứng, hào hùng dân tộc ta vào một cuộc chạm trán mất còn trực tiếp với đế quốc Mỹ.
  • Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên tạp chí “Văn nghệ quân đội giải phóng miền Trung-Trung Bộ” số 2 năm 1965 về sau được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
  • Tác phẩm ra đời nhằm mục đích hưởng ứng lời kêu gọi “Viết một bài Hịch tướng sĩ” của thời đánh Mỹ. Tác phẩm “Rừng xà nu ” đã trở thành hình ảnh thu nhỏ miền nam đau thương mà anh hùng, đồng thời cũng là bản hùng ca, bản tình ca về Tây Nguyên bất khuất, kiên cương. Tác phẩm đã khẳng định và làm sáng lên một chân lý thời đại: chỉ có thể dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh chống lại bạo lực phản cách mạng .

II. Phân tích các nhân vật trong tác phẩm
1. Nhân vật Tnú
a. Cách giới thiệu nhân vật

Nguyên Ngọc Nguyễn Trung Thành đã lựa chọn cách giới thiệu nhân vật Tnú độc đáo khơi dậy không khí sử thi huyền thoại. Tnú xuất hiện gián tiếp thông qua lời kể của cụ Mết – một già làng có thân hình vạm vỡ, quắc thước mắt sáng và xếch người, râu dài ngang ngực – cũng chính là thủ lĩnh của dân làng Xô man.

Nhân vật được tái hiện một tính cách chân thực và khách quan. Dân làng Xô man quây quần bên bếp lửa hồng giữa nhà Ưng, ngoài trời mưa rì rào như gió nhẹ trong một không gian linh thiêng trang trọng mà cũng rất ấm cúng. Câu chuyện về một đời người được kể trong một đêm, đêm ấy dài như cả một đời người. Một con người có thật mà ta ngỡ như một huyền thoại. Mọi người lắng đọng trong lời kể của cụ Mết, từng trang nhật ký cuộc đời của Tnú dần được hé mở.

b. Lai lịch, nguồn gốc

Quá khứ trở về trong tiềm thức của mỗi người dân làng Xô man, Tnú – đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, đứa con của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Đã lớn lên trong sự đùm bọc, cưu mang của dân làng: “Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô man này nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta.” Bản lý lịch khái sinh của cuộc đời Tnú trở thành bản lý lịch của cộng đồng Xô man đau thương mà anh dũng.

c. Cuộc đời, số phận, tính cách
Tnú khi còn nhỏ
Ngay từ khi còn nhỏ, Tnú đã sớm bộc lộ một cá tính mạnh mẽ, gan góc, thông minh và trung thành với cách mạng. Trong lúc bọn Mỹ Diệm đang làm chủ núi rừng Tây Nguyên, đàn áp, khủng bố gắt gao những người theo cách mạng: Treo cổ anh Xút lên cây Vả đầu làng, chặt đầu cột tóc bà Nhang treo đầu sung. Dân làng Xô Man vẫn kiên cường một lòng đi theo cách mạng, họ tự hào vì 5 năm chưa có một cán bộ cách mạng nào bị bắt hay bị giết. Lý tưởng cách mạng đã bắt dễ sâu xa vào tư tưởng của dân làng. Tnú và Mai đã thay người lớn nuôi cán bộ anh hùng.

Tnú đã nhắc lại một cách hồn nhiên câu nói của cụ Mết với anh Quyết: “ Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn.”

Ý thức học tập cũng khiến người đọc cảm động, anh muốn học chữ để làm cách mạng,
Để chiến thắng kẻ thù . T- Nú đã từng đi bộ 3 ngày để tốc núi ngọc cánh đem về một xã lót đầy đá trắng làm phấn. Anh cũng từng lấy đá đập vào đầu chảy máu để tự trừng phạt mình về tội hay quên con chữ. Việc học chữ khó khăn đã có lúc T-Nú nản lòng có hành động bi quan tiêu cực đã định đánh Mại nhưng trước sự nhẫn lại bao dung của cô T-Nú đã ân hận hối lỗi và biết phục thiện. Ngay từ nhỏ, T-Nú đã mang tính cách một anh hùng mưu trí, quả cảm bị giặc phục kích họng súng chĩa vào tài lạnh ngắt T-Nú đã nuốt lá thư kia vào bụng bị tra tấn dã man nhưng anh quyết định không khai. Khi giặc kéo về làng bắt T-Nú khai ra cộng sản ở đâu, anh đặt tay lên bụng và dõng dạc nói: “Cộng sản ở đây này” sau câu trả lời đấy làng Xô-Man thờ phào nhẹ nhỏm tràn ngập yêu thương và tự hào nhưng lưng T-Nú bị dọc ngang vết chém

Khi T-Nú trưởng thành

Khi trưởng thành T-Nú đã trở thành người kề cận xuất sắc của anh quyết, bước chuyển lớn nhất trong cuộc đời của anh là sau 3 năm bị đày nhốt ở ngục Kon-Tum. T-Nú vượt ngục về làng với thân hình khỏe mạnh cường tráng như một cây Xà nu lớn, bầu máu nóng của tình yêu nước mà làng Xô- Man truyền cho anh vẫn không ngừng chảy. Anh trở thành người con can trường, quả cảm của Tay Nguyên bất khuất là người chồng người cha đầy trách nhiệm, gịặc bắt vợ và con T-Nú rồi tra tấn dã man chứng kiến cảnh ý T-Nú đã tay không xông con cứu vợ con động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm hờn . Trong khoảnh khác vợ và con bị tra tấn lửa căm thù nguồn ngụt cháy trong trái tim của T-Nú. Nổi đau căm uất khiến 2 con mắt T-Nú thành 2 cục lửa lớn đây là hình ảnh đau thương dữ dội là biểu hiện của niềm bi phẩn đến tột cùng.Ở tại con mắt này đã tạo được một ám ảnh khơi nguồn về sự quyết liệt một mất một còn trong sự đấu tranh của kẻ thù.

Tìm hiểu về cuộc đời của T-Nú người ta không thể bỏ qua chi tiết về đôi bàn tay của anh văn học thời kháng chiến chống Mỹ khi xây dựng hình ảnh anh hùng trong cả 1 tập thể anh hùng các màn thường bị ám ảnh bởi một số chi tiết biểu hiện phẩm chất của nhân vật. Nếu trong tiểu thuyết ‘Hòn đất ’ của nhà văn Anh Đức tác giả chủ yếu miêu tả hình ảnh mái tóc của chị Sứ- mái tóc ấy giống như linh hồn của chị thì trong truyện ngắn rừng xà nu tác giả đã đặc tả đôi bàn tay của T-Nú, đôi bàn tay trở thành một hình tượng có số phận riêng ngắn bó với cuộc đời T- Nú góp phần tô đậm tính chất cao đẹp của anh đó là đôi bàn tay khi còn lành lặn là đôi bàn tay nắn nót chữ ,bàn tay lấy đá đập đầu, bàn tay xé rừng đi liên lạc, bàn tay trung thành tín nghĩa bàn tay yêu thương hạnh phúc, tay Mai nóng bỏng ngày trở về cũng đôi bàn tay ấy đã bất dứt trái tim trong hai khoảnh khắc vợ con bị sát hại. Khi giặc quấn rẻ đốt mười đầu ngón tay, đôi bàn tay ấy trở thành chúa tích của tội ác, đôi bàn tay tàn tận nhưng là bàn tay phục rửa thù hận báo oán

Có những nỗi đau chẳng bao giờ vơi bớt , có những vết thương chẳng bao giờ liền sẹo trong tâm hồn, nhưng với T-nú anh đã vượt qua bi kịch cá nhân để trở thành người cán bộ có tinh thần kĩ luật cao tuyệt đối trung thành với cách mạng. Khi bị kẻ thù đốt 10 cánh tay ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột, máu anh mặn chát ở đầu môi anh rồi nhưng T-Nú không khai.

Tham gia lực lượng nhớ nhà nhớ quê hương khi được phép của cấp trên thì T-Nú chỉ về nhà có 1 đêm vì đang phải mang trọng trách. Mang theo lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng T-nú đã lên đường chiến đấu với một niềm tin chắc vào ngày mai chiến thắng.

LĐ4: Bình luận về nhân vật T-nú Câu chuyện bi tráng về cuộc đời cụ thể, cá thể vừa có ý nghĩa điển hình, tiêu biểu cho người anh đại diện cho số phận con đường đi lên của dân tộc TN. T-nú mang trong lòng mình 3 mối thù lớn : Mối thù của bản thân anh, mối thù của gia đình anh và mối thù của muôn làng anh

T-nú là nhân vật điển hình với tính cách điển hình được xây dựng trong một hoàn cảnh điển hình đó là một kiểu nhân vật sử thi bởi sức mạnh của T-nú chính là sức mạnh của TN bất khuất chảy trong huyết quản anh. T-nú là dòng máu anh hùng của người TN có từ thời xa xưa kv độc lập tự do của T- nú cũng là kv tự do của đồng bào TN, của dân tộc việt Nam . Nhân vật T-nú được xây dựng bằng một nghệ thuật cao tay với cách giới thiệu nhân vật độc đáo gợi hình thức diễn xướng . Cách lựa chọ chi tiết độc đáo tạo sức ám ảnh trong lòng người đọc góp phần làm nhân vật, tính cách số phận nhân vật tác giả cũng rất tài tình trong việc tạo dựng tình huống kịch tính để tình huống 1 cách xuất sắc. Trong giới thiệu mưu tả mà thể hiện nhân vật tác giả luôn đặt nhân vật trong sự đối sánh liên tưởng với cây xà nu. Những nhát giao băm trên lưng T-nú máu đỏ, đông đặc tím thâm như nhựa xà nu.

Nhân vật T-nú truyện ngắn “Rừng xa nu” của N.T.T đã tạo nên một ấn tượng khó quên trong lòng người đọc vẻ đẹp của nhân vật là sự khóa của yếu tố cổ điển và hiện đại. Câu chuyện về cuộc đời của một con người trở thành câu chuyện 1 thời 1 thế hệ 1 dân tộc. T-nú là nhân vật thể hiện rõ khuynh hướng xử thi cho tác phẩm góp phần làm nên giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm giá trị của 1 “Hịch tướng sĩ ” thời chống Mỹ.

Nhân vật cụ Mết

Nhân vật cụ Mết hiển hiện trong tác phẩm hiển hiện như một thủ lĩnh tinh thần của làng Xô man, 1 nhân vật đậm chất huyền thoại. Cụ Mết làm cho ta liên tưởng tới những già làng trưởng bản trong những tác phẩm sử thi Tây Nguyên thủa nào. Nhà văn đã lựa chọn một số chi tiết tiêu biểu để đặc tả ngoại hình của cụ Mết: “Một cụ già 60 tuổi, quắc thước, râu dài tới ngực đen bóng, mắt sáng xếch ngược. Ở trần ngực căng như một cây xà nu lớn. Tiếng nói ồ ồ, dội vang trong lồng ngực.”

Ngoại hình của cụ Mết phảng phất vẻ đẹp của chàng dũng sĩ trong thần thoại sử thi. Cụ Mết cũng như nhân vật Tnú thể hiện tập trung sức mạnh cộng đồng. Đó là thân xà nu đại thụ đã trải qua bao giông bão của cuộc đời, đã chứng kiến mọi buồn vui của dân làng. Thân xà nu ấy có một sức sống mãnh liệt, phi thường. Lời nói của cụ Mết là sự thể hiện tập trung ý chí của người dân Xô Man, tấm lòng của cụ với cách mạng, với chình tấm lòng của người dân Xô Man: yêu Đảng, yêu CM, sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ cán bộ : “ Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn.”

Lời nói của cụ Mết không phải là đại ngôn tráng ngữ mà giản dị, mộc mạc nhưng đó lại là biểu hiện cho nhận thức đúng đắn – là tình yêu, là niềm tin là minh chứng cho thấy chân lý của thời đại đã đến với đồng bào Tây Nguyên. Lời nói của cụ Mết có sức mạnh lay động lòng người, lay động núi rừng tạo nên kỳ tích xuất chúng: “Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên tất cả người già người trẻ người dân công, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo một cây mac, một cây dụ, một cây rưa,... Ai không có thì vuốt chông, 500 cây chông đốt lửa lên.” Cụ Mết cùng với lũ làng Xô man đã thấm thía một chân lý của thời đại: “ Chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo.” Chỉ có thể dùng bạo lực CM để đấu tranh chống lại bạo lực phản CM.

Nhân vật cụ Mết không phải là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Rừng xà nu nhưng chính con người này đã làm nổi bật và tô đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng anh hùng ca của thiên truyện. Đó là pho sử sống, là hiện thân của truyền thống văn hóa Tây Nguyên. Nhân vật cụ Mết có sự kết hợp hài hòa về vẻ đẹp cổ điển và hiện đại. Cụ giống như một người dẫn chuyện đưa người đọc lạc vào ngôi đền thiêng của người Tây Nguyên, lạc trong không khí trang trọng của người Tây Nguyên.

Câu chuyện về cuộc đời của Tnú – câu chuyện về một huyền thoại mà cụ là một chứng nhân. Nhà văn đã rất tài tình trong việc lựa chọn chi tiết và tái hiện hình ảnh nhân vật cụ Mết đặc biệt qua giọng nói, sức mạnh của đôi bàn tay. Giọng nói biểu hiện cho ý chí, bàn tay biểu hiện cho sức mạnh. Cụ Mết đã trở thành hiện thân của lịch sử. Là người tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Người nhen lên trong trái tim của mỗi người dân làng Xôman ngọn lửa yêu nước – ngọn lửa căm thù.

Nhân vật Mai

Mai là nhân vật đồng hành cùng với cuộc đời và số phận của Tnú. Người con gái Tây Nguyên xinh đẹp, kiên cường để lại nhiều yêu thương, trân trọng nơi người đọc. Mai là nhân vật tưởng tượng mà nhà văn cố tình tạo ra để góp phần hoàn thiên cuộc đời và bi kịch của nhân vật Tnú. Cũng giống như Tnú ngay từ thủa nhỏ, Mai đã là một người dũng cảm yêu làng, yêu nước và trung thành với cán bộ, đó là một cô bé Mai thông minh, sáng dạ, hiền hậu và giàu tình yêu thương. Ngày đón Tnú vượt ngục Kon Tum trở về Mai đã khóc. Giọt nước mắt yêu thương, hạnh phúc và thủy chung. Cô bé giỏi giang ngày nào nay đã trở thành thiếu nữ. Mai là chỗ dựa tinh thân vững chắc cho Tnú, là bến đỗ bình yên và hạnh phúc cho đời anh. Họ đã có một tình yêu trong sáng, thủy chung, mãnh liệt kết quả của tình yêu ấy là đứa con ra đời.

Bên cạnh vai trò là một người vợ yêu thương chồng, Mai cũng là một người mẹ rất mực yêu thương con. Cô đã dùng tính mạng của mình để che chở cho đứa con thơ của mình

Hình ảnh của Mai không chỉ mang vẻ đẹp của người con gái Tây Nguyên mà đó còn là vẻ đẹp của những người phụ nữ Việt Nam.

Khuynh hướng xử thi và màu sắc TN
MB
Dẫn dắt từ hctd, mdst của tác phẩm
Đặc trung sáng tác của N.T.T
TB
Luận điểm 1 khuynh hướng sử thi
Ý 1 nêu khái quát thế nào là khuynh hướng sử thi
Ý 2 biểu hiện của khuynh hướng sử thi
Khuynh hướng sử thi là bao trùm toàn bộ tác phẩm, thể hiện trong cách chọn đề tài, chủ đề nghệ thuật xây dựng nhân vật hình tượng thiên nhiên lực chọn hình ảnh ...nghệ thuật trầm thuật

Đề tài là số phận và con người giải phóng của dân làng xô-man để trong chỉ là vấn đề sinh tử của ngôi làng TN mà con là cả dân tộc VN

Những nhân vật trong tác phẩm như cụ Mết, Mai, T-nú, Dít đều là những anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng TN, của con người VN trong chiến đấu, yêu làng yêu nước yêu đồng bào căm thù giặc sâu sắc gan dạ dũng cảm và trung thành với cách mạng

Giong điệu trần thuật cũng mang đậm dấu ấm của sử thi truyện dược kể bên bếp lửa bên bếp lửa của 1 già làng, làng xô-Man từ già đến trẻ đều quây quần bên cụ để lắng nghe rất trang nghiêm cách trầm thuật này mang dáng của của lối kể kho khan, trong các dân tộc thiểu số ở tn với những câu truyện mang màu sắc huyền thoại về những người anh hùng Câu truyện về 1 cuộc đời được kể trong 1 đêm, 1 đêm ấy dài như một đời người. Nhân vật chính hiện lên phẩm chất huyền thoại với những sự kiện đau thương bi tráng , giọng nói của cụ cũng là giọng nói sử thi trang trọng, hùng hồn uy nghiêm như muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những trang sử vẻ vang của cuộc đời lời của cụ giống như lời phát truyền của lịch sử như lời hiệu triệu của núi sông làm lanh động lòng người

- Hình tượng thiên nhiên và con người: Hình tượng sử thi tác phẩm còn được biểu hiện trong việc nhân văn lựa chọn hình tượng thiên nhiên và con người

Cây xà nu trở thành nhân vật văn học 1 hiện tượng thẩm mỹ hoàn chỉnh xà nu là loài cây hùng vĩ man dại trong sạch loài cây hội tụ vẻ đẹp và khí rừng tây nguyên , là biểu tượng cho tư thế phẩm chất và sống mãnh liệt của làng Xô man .
 
Sửa lần cuối: