Phân tích bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I- Đọc- tìm hiểu
1. Tác giả Xuân Quỳnh
(1942- 1988) tên khai sinh Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Quê: La Khê- Hà Đông- Hà Tây nay thuộc về Hà Nội
  • Gia đình: Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ ở với bà nội và chị gái là Đông Mai, cha công tác xa nên Xuân Quỳnh luôn them khát một mái ấm gia đình, tình yêu thương và sự trở che của nhiều người thân yêu.
  • Cuộc đời: Năm 13 tuổ, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn văn công nhân dân trung ương chị đã có nhiều thành công trong lĩnh vực nghệ thuật trở thành một diễn viên múa với nhiều tiết mục đặc sắ nhưng tình yêu đối với văn chương mãnh hơn sức quyến rũ của ánh đèn sân khấu.
1963:... Xuân Quỳnh chuyển sang làm bào

“... Vì thích thú... làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa, vì uất ức khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi quyết phải sống. Mà sống tức là phải viết.”

+) Cuộc đời riên nhiều lận đận, éo le, trắc trở, tình yêu tan vỡ, Xuân Quỳnh đã vượt qua bao khó khăn trở ngại để đớn với tình yêu lớn của cuộc đời mình- tình yêu với nhà viết kịch Lưu Công Vũ. Với Lưu Công Vũ- Xuân Quỳnh đã tìm thấy cái lửa đích thực của cuộc đời mình. Tình yêu đã giúp cho tài năng của cả 2 được toả sáng.

+) Xuân Quỳnh bị mất trong một vụ tại nạn giao thông thảm khốc với Lưu Công Vũ và Lưu Quỳnh Thơ.

- Cá tính: thẳng thắn, trung thực, mạnh mẽ nhưng cũng là một người phụ nuwac đầy nữ tính, đảm đang hết lòng yêu thương chồng con, trug thành, tận tình với bạn bè.

*) Sự nghiệp văn học - Tác phẩm tiêu biểu: “ Tơ tằm”, “ Hoa dọc dọc chiến hào”, “Gió Lào cát trắng”, “Tự hát”

- Quan điểm sáng tác: Thơ là tiếng nói của con tim, là sự giãi bày sau đó mới là tác phẩm của nghệ thuật

- Đọc thơ Xuân Quỳnh người ta nhận ra chân dung của chị- một người phụ nữ yêu chồng, thương con, tâm hồn phong phú, nhạy cảm, dễ dàng rung động với những gì nhỏ bé, bình dị gắn bó với cuộc sống của con người. Xuân Quỳnh tìm thấy chất thơ trong những mối quan hệ ít chất thơ nhất, đó cũng là một trái tim giàu cảm xúc luôn có nhu cầu tâm sự với chính mình, tâm sự với những người thân yêu.

+) Con đường thơ và nội dung sáng tác Xuân Quỳnh sáng tác khá nhiều gần một nửa thề kỉ, thơ Xuân Quỳnh khá phong phú về số lượng trước sau vẫn nguyên vẹn một tâm hồn đôn hậu, tươi tắn đồng thắm, sôi nổi trẻ trung có một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc sống.

- Có 2 đề tài nổi bật: thơ viết cho thiếu nhi và thơ viết về tình yêu.

- Phong cách nghệ thuật:

  • Không có nhiều kĩ xảo của nghề thơ , không có yếu tố chính luận và chấp nhận nhiều chỗ thất luận, nhiều chỗ không vần để diễn tả những điều mình muốn nói, để thể hiện những gì con tim muốn giải bày, trong thơ Xuân Quỳnh có một điệu tâm tình, 1 tiếng nói tâm sự rất giản dị, thơ chi đã vượt qua cái bình thường để chiếm lĩnh tâm hồn người đọc.
  • Thơ Xuân Quỳnh rạo rực hạnh phúc đắm say nhưng nhiều lúc cũng đau khổ đầy suy tư triết lí, ngôn ngữ thơ dịu dàng đằm thắm, nồng nàn nhưng cũng dầy táo bạo của một trái tim phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ, làm mẹ.
Bài thơ: “Tự hát”, Biển, Thuyền và Biển, Hoa cỏ may, Thơ tình cuốc mùa thu, Thơ cho mình và cho những người con gái khác, Hát ru cho những đêm không ngủ, Nếu ngày mai em không làm thơ nữa

“ Chẳng sẽ diện đâu nếu tôi yêu một người
Tôi sẽ yêu anh ta nhiều hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dầu vạn lần cay đắng”
“ Em sẽ viết vạn lần dòng chữ
Em yêu anh, yêu anh như điên”
“Tôi ghét bầu trời sau khung cửa bình yên, con đường vắn
Người đi và hành cây lặng gió, Tôi yêu dòng dông mùa nước lũ
Sau phá phách ngăn đời vẫn nồng đượm phía sau”

2: Văn bản
a. Hoàn cảnh sáng tác- xuất xứ- mục đích sáng tác
- “ Sóng” là một bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh in trong tập “ Hoa dọc chiến hào” Xuất bản năm 1968. Được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền (T.BÌnh) vào một ngày cuối năm 1967

- Xuân Quỳnh viết “Sóng” khi chị đang ở độ tuổi 25 đã trải qua nhiều nông nổi bồng bột và nhiều tan vỡ của tình đầu. Những cảm xúc tình yêu đã trở nên chín chắn, đắm thắm song vẫn vẹn nguyên một tình yêu nồng nàn sôi nổi và mãnh liệt.

- “Sóng” được viết trong một bối cảnh xã hội đặc biệt, cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang bước vào giai đoạn ác liệt vì thế “Sóng” đã trở thành “Đoá hoa thơ” ngát hương hái cọ chiến hào.

*) Tác phẩm là 1 minh chứng cho thấy sức sống và hạnh phúc mãnh liệt của tuổi trẻ Việt Nam thời kì chống Mỹ.

*) Mục đích sáng tác

Sóng là một lời tự bạch cảu một trái tim phụ nữa đang yêu thiết tha, nồng nàn, thuỷ chung nhung nhớ, da diết, thuỷ chung và kk bất tử cùng tình yêu

b. Đọc- tìm hiểu bố cục
- Thể thơ 5 chữ: ngắt nhịp linh hoạt
- Bố cục: Chia theo mạch cảm xúc

3 phần:
P1: khổ 1: Những trạng thái đối lập của song và những trạng thái dối cực của tình yêu
P2: Khổ 2- khổ 7: Sự tương đồng của song với những cảm xúc của tình yêu
P3: Còn lại: Khát vọng về 1 tình yêu vĩnh hằng

c. Câu từ và âm điệu
- Bài thơ có sự đan xen, cộng hưởng của 2 hiện tượng song- em

+) Em: cái tôi trữ tình của nhà thơ- một cái tôi đầy trữ tình, nồng nàn, mãnh liệt cới nhiều khát vọng tình yêu

+) Sóng: hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu là sự hoà hai hiện tượng song và em khi song hành, khi hoà nhập vừa phân đoạn đẻ hoà nhập vào nhau, tâm hồn người phụ nữ đang yêu vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để thể hiện trạng thái của lòng mình.

*) Âm điệu

- Nhịp điệu của bài thơ là sự mô phonhr theo nhịp dào dạt của những con sóng gối nhau chiền miên không dứt lúc sôi nổi dâng trào của đại dương maflieen tưởng đến nhioj đập của trái tim người con gái đang yêu. Những đợt sóng came xúc muôn hình, muôn vỏ, khi băn khoăn. Tran trở dạt dào, khi bồi hồi khát kháo cháy bỏng.

- Được tạo nên bởi thể thơ 5 chữ với nhịp ngắn mạnh, đều đặn giá trị của sự nhịp nhàng, dào dạt. Hình tượng sóng đượclặp đi lặp lại của với các trạng thái cảm xúc đa dạng, cách tổ chức ngôn từ hình ảnh linh hoạt và sáng tạo.

II- Đọc hiểu
Mở bài

- Cách 1: Dẫn dắt từ đề tài tình yêu
- Cách 2: Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh
- Cách 3: Trích dẫn nhận định
- Cách 4: Lí luận về thơ
“ Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Làm máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cười không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”

Xuân Quỳnh- người phũ nữ ấy sinh ra để yêu và làm thơ. Với chị, tình yêu luôn là sức mạnh giúp con người vượt qua những phong ba, bão tố trong cuộc đời. Chị khao khát sống, khao khát yêu và dám đi đến tận cùng của tình yêu. Để rồ, tất cả những khao khát, đam mê kia được chị gói trọn với một thi phẩm mang tự đề giản dị “Sóng”. Bài thơ là lờ tự bạch của một trái tim người phụ nữ đang yêu thiết tha, nồng nàn, nhớ nhung, da diết, thuỷ chung như nhất và khao khát bất tử cùng tình yêu.

Thơ Xuân Quỳnh nhẹ nhàng, hồn hậu, tự nhiên mà nồng nàn sâu sắc. Nhớ “ Thơ tình cuối mùa thu” thoảng gió heo may “Cùng tình yêu ở lại” Thương “Thuyền và biển” nhiều ngày ngàn trở cách xa, yêu “ Hoa cỏ may” vẫn dàng đầy khắp nên nơi lối cũ và về. Và quên sao được những con sóng khắc khoả nơi đại dương- những con sóng của tình yêu thổn thức. Đọc “Sóng” của Xuân Quỳnh ta như lạc vào thế giới của cảm thức tình yêu với nhiều cảm xúc mãnh liệt dâng trào. Bài thơ là lời tự bạch của một trái tim phụ nữ đang yêu, thiết tha, nồng nàn nhớ nhúng, da diết, thuỷ chung và khao khát bất tử của tình yêu.

“... Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô bé ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngài mai ra trận
Ben ấy có người ngày mai đi xa...”

Vâng! Cảm xúc của tình yêu luôn là những điều khó nói. Cô bé trong bài thơ của P.T. Thanh Nhàn chỉ dám ấp ủ tình yêu trong hương hoa bưởi để gửi sang trái tim người bên ấy ngày mai đi xa. Nhưng Xuân Quỳnh- một người phụ nữ luôn tràn trở, lo âu khao khát tình yêu da diết với những khát vọng hạnh phúc đời thường đã dám nói nên nhữn điều minhg muốn nói, đã diễn tả những gì con tim mình muốn dãi bày. Sóng là một thi phẩm tiêu biểu cho thơ và tình thơ XUân Quỳnh là lới tự bạch của một trái tim phụ nữ đang yêu, là minh chứng cho sức sống nất dieyj cảu thế hệ VN thời chống Mỹ.

Nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng quan niệm: “ Thơ là tiếng nói của con tim là sự dãi bày sau đó mới là tác phẩm nghệ thuật”. Chính vì thế, thơ Xuân Quỳnh có một điệu tâm tình, 1 tiếng nói tâm sự giản dị, thơ chị đã suyên qua cái bình thường để chiến lĩnh tâm hồn người đọc và “Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh- 1 bài thơ xinh xắn, duyên dáng, mãnh liệt, sôi nổi, hồn nhiên, trong sáng, ý nhị sâu xa, thiết tha nồng nàn, nhớ nhung da diết, thuỷ chung như nhất và khao khát bất tử với tình yêu.

II- Thân bài
LĐ 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, mục đích sáng tác
LĐ 2: Kết hp các thao tác bình giảng, phân tích, so sánh bình luận để làm sáng tỏ: “ Sóng là lời tự bạch của một trái tim phụ nữ đang yêu, nhưng quan niệm mới và tiến bộ và lành mạnh về tình yêu và nghệ thuật đặc sắc sáng tạo trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh.

Những trạng thái đối lập của sóng và những trạng thái đối cực của ’tình yêu Thơ ca xưa nay viết về sóng, về biển khá nhiều. “Biển” – Xuân Diệu, “thơ tình ở biển” - Hữu Thỉnh, “Biển” – Nguyễn Thị Hồng Ngát, “Biển đêm” – Victor Huygo,... Có lẽ đứng trước đại dương bao la, giữa muôn trùng con sóng về bắt đầu, người nghệ sỹ đễàng rung động và cảm nhận được sự tương đồng của sóng biển và sóng lòng – những cảm xúc của tình yêu. Xuân Quỳnh đã bao lần viết về biển, đã từng tâm sự khi chỉ có một mình giữa “sóng và em”.Nhưng chỉ đến với bài thơ “Sóng” những cảm xúc của tình yêu mới được gửi gắm, bộc bạch một cách trọn vẹn, đủ đầy.Sóng trước hết là biểu tượng cho những bí ẩn của tình yêu, biểu tượng cho niềm khao khát một tình yêu lớn – một tình yêu mãnh liệt.

“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Thi sĩ đã khám phá ra hai mặt đối lập trong con sóng muôn đời “dữ dội ,ồn ào”: là cái mạnh mẽ, cuồng nhiệt dễ thấy của sóng. “Dịu êm, lặng lẽ” lại đậm sâu, lắng đọng mà không phải ai cũng nhận ra. Hai câu thơ đã làm nổi bật được bản chất của sóng,.Khi biển động, phong ba sóng dữ dội, ồn ào, khi trời yên, bể lặng sóng dịu êm, lặng lẽ.Nhũng đặc trưng ấy đến bất thường và khó đoán trước. Câu thơ của Xuân Quỳnh với cấu trúc thật tinh tế và độc đáo, không phải là trật tự “dữ dội” rồi “dịu êm”, “ồn ào” rồi “lặng lẽ”. Đó là kết cấu đan xen, trùng phức của nhiều mặt đối lập. Đây cũng là bản chất của tình yêu: “dữ dội”- “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ”: “bình yên” –“bão tố”: hạnh phúc –khổ dau; ngọt ngào – cay đắng, sôi nổi – rụt rè. Nếu con sóng của Xuân Diệu, nồng nàn, mãnh liệt, ham hố, vồ vập thì con sóng của Xuân Quỳnh vẫn có những nét đằm thắm, nữ tính, đáng yêu. Xuân Quỳnh đã viết những câu thơ thật giản dị song vẫn hiệu quả biểu ddattj chiều sau cảm xúc, suy tự trong chính sự hồn nhiên, chân thật ấy. Hai câu thơ sau, giống như sự lý giải tự nhiên cho những trạng thái đối lập của sóng và cũng là của tâm hồn:

Sóng không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Nhà thơ đã tìm thấy một sự tương hợp lạ lung giữa quy luật của sóng và quy luật của trái tim. Trăm suối đổ về một song, trăm sống đổ về biển lớn, sóng không chấp nhận nhỏ bé, chật hẹp của song,sóng tìm đến đại dương để nhận thức chính mình,. Cũng giống như kv của tình yêu trong trái tim người phụ nữ, không chấp nhận tình yêu nhạt nhẽo, tầm thường, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh hướng tới một không gian bao la của đời sống tình cảm với những khát vọng mãnh liệt, hướng đến một tình yêu địch thực, một nửa đích thực, tâm hồn con người và sóng biển đã gặp gỡ nhau trong quy luật của tự nhiên và trong quy luật của đời sống. Xuân Quỳnh không còn cam chịụ nhẫn nhục như trước nữa, tìm đến với tình yêu một cách tự tin, chủ động, minh bạch và quyết liệt,tìm đến với tâm hồ đồng điệu để sẻ chia và hạnh phúc.

B, Sáu khổ thơ tiếp
Sự tương đồng của sóng và những trạng thái của tình yêu Xuân Quỳnh là một hồn thơ đa cảm, cháy hết mình nhưng vẫn leo lét những âu lo, cảm xúc nồng nàn nhưng vẫn không ngăn được những ưu tư. Vì vậy, hành trình tìm ra tận bể của sóng là hình trình nhận thức chính mình của người phụ nữ. Đứng trước biển, trước sự vĩnh hằng bất tử của sóng, nhà thơ có một khát vọng mãnh liệt được lí giải, cắt nghĩa “Ôi con sóng ngày xưa – Và ngày sau vẫn thế”

Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Hàng ngàn năm, hàng triệu năm qua, những con sóng ngoài đại dương vẫn cất lên bài ca bất tử, vẫn ru mãi ngàn năm bản tình ca của biển khơi. Khi chưa có con người, sóng đã xôn xao ồn ào như thế và khi con người tan biến vào hư vô, sóng cũng vẫn mãi xôn xao,vẫn hát lười biển cả, vẫn hát lời tình yêu. Đằng sau câu thơ là lời thú nhận thành thực của một tâm hồn phụ nữ.Chuyện của sóng cũng là chuyện của trái tim. Khát vọng tình yêu cũng là khát vọng của tôi của bạn và của muôn đời sau. Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình Việt Nam, người bạn thơ cùng thời của Xuân Quỳnh cũng đã viết:

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu

Sóng muôn đời thuộc về đại dương và tình yêu mãi thuộc về con người, nhất là trái tim tuổi trẻ. Bao nhiêu thế kỷ đã qua đi, con người đã đến với tình yêu, đã sống mà không thể thiếu tình yêu, sẽ yêu, mãi yêu, còn yêu chừng nào còn tồn tại.Từ sự trải nghiệm của bản thân, Xuân Quỳnh đã khẳng định 1 chân lý, khát vọng tình yêu là vĩnh viễn, nó không chỉ thường trực trong tâm hồn con người mà khiến cho con người trẻ lại, tái sinh, như con sóng ngoài biển khơi, ào lên rồi lại tan ra giữa muoon trùng đại dương.

Nếu ở hai khổ thơ trước, nhân vật trữ tình hóa thân vào con sóng để bộc bạch nỗi lòng thì ở hai khổ thơ tiếp theo, hình tượng sóng từ đối tượng để cảm nhận được đẩy lên thành đối tượng suy tư, cắt nghĩa, khám phá, nhà thơ đi tìm cội nguồn của con sóng cũng là truy tìm cội nguồn tình yêu trong trái tim mình.

“Trước muôn trùng sóng bể
....
Khi nào ta yêu nhau”

Trước thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ, dòng suy tư của em cuộn lên như những gì nghĩ về anh, nghĩ về em, nghĩ về biển lớn, nghĩ về nguồn gốc của sóng và nghĩ về cội nguồn của tình yêu. Cội nguồn của sóng là gió nhưng cội nguồn của tình yêu thật khó xác định. Câu trả lời là cái lắc đầu đáng yêu nhưng cũng là lời thú nhận thành thực. Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

Tình yêu là địa hạt bí ẩn và khó có thể lí giải một cách minh triết. Nhân loại đã tốn bao giấy mực để định nghĩa về nó, đại văn hào người Pháp Victor Huygo đã từng định nghĩa : « tình yêu là sự chào hỏi của các vị thiên thần trước các vì tinh tú ». Còn Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình VN – người mong muốn đượcyêu trong cả cõi sống và cõi chết đã phải thú nhận :

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Pascal một nhà toán học nổi tiếng lại nói : » Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không hiểu nổi. Từ sự thất bại của Xuân Quỳnh khi truy tìm bản chất đích thực của tình yêu, người đọc lại thất một định nghĩa rất riêng của chị - một quan niệm mạnh mẽ và độc đáo về tình yêu. Tình yêu cũng giống như sóng biển gió trời khó có thể hiểu hết được, nó rộng lớn và thẳn sâu như thiên nhiên,khso hiểu và bất ngờ như thiên nhiên

*Khổ 5, Sóng nhớ bờ và em nhớ anh
Hòa mình trong sóng, dòng suy tư của thi sĩ tiếp tục chìm nổi cùng sóng để bộc lội nỗi nhớ của tình yêu :

« Con sóng dưới lòng sâu
....
Cả trong mơ còn thức »

Xưa nay tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ, bởi yêu say đắm thì nhớ thiết tha, một trái tim đang yêu là một trái tim đang nhớ, một trái tim nguwnwngf nhớ là dấu hiệu chắc chắn một trái tim một người yêu vì mấy ai yêu mà không một lần thương nhớ? Những câu thơ của Xuân Quỳnh cũng đã chạm vào nơi da diết, khắc khoải nhất của tình yêu mang theo một thông điệp:Sóng nhớ bờ và em nhớ anh.

Xuân Quỳnh đã rất mạnh mẽ, táo bạo và thành thực khi diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu.Khổ thơ co hai hình tượng “Sóng” và “Em”> Bởi câu trước “em” ẩn mình” trong sóng, 2 câu au em tách mình ra khỏi sóng và hạ xuống thì thầm lời ngọt ngào “em – anh”. Các khổ trước chỉ có 4 câu thơ,đến đoan này biên độ các chữ có sự mở rộng, phát triển thành 6 câu. Phải chăng để diễn tả cho thỏa cho đạt sự ngút ngàn của nỗi nhớ, nỗi nhớ thường trực, da diết, quặn thắt khắc khoải bao trùm cả không gian tầm sâu, bể rộng: “dưới lòng sau” và “trên mặt nước”. choán cả thời gian ngày đêm, nỗi nhớ có trong ý thức, tiền thức và cả trong vô thức phá vỡ mọi giới hạn về không gian và thời gian. Mỗi tế bào cảm xúc đều muốn ngân rung nỗi nhớ thương anh... Nét độc đâó của caauthow cũng là logic của trái timtinhf yêu:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

Trái tim có lý lẽ riêng của nó, bất tuân mọi quy luật của đời sống, cái thức trong mơ là trạng thái biểu hiện rõ nhất nỗi nhớ mãnh liệt và sâu sắc bởi có lẽ : “Vũ trụ thu lại ở một con người và một con người trải rộng đến cả vũ trụ ấy là tình yêu” (Victor Huygo) Câu thơ Xuân Quỳnh cũng nhắc nhở ta về câu thơ Xuân Diệu: Niềm khát khao của tình nhân tha thiết muốn yêu và được yêu chân thành, muốn có sự đồng điệu tuyệt đối, muốn phá vỡ mọi giới hạn cách xa: “Anh muốn vào dò xét giấc mơ em”

K6: Với Xuân Quỳnh tình yêu không chỉ gán liền nỗi nhớ mà còn hướng tới khát vọng thủy chung:

Dẫu xuôi về phương bắc
...
Hướng về anh một phương

Những câu thơ tồn tại dưới dạng khẳng định, những cặp từ đối lập và những giới từ chỉ hướng nhằm làm nổi bật một tình yêu một khát vọng mãnh liệt: Dẫu xuôi – dẫu ngược – phương nam – phương bắc – nơi nào – em vẫn nghĩ- hướng về anh một phương. Những từ xuôi ngược giao với không gian đối cực Bắc – Nam mang ý nghĩa tương phản quyết liệt. Phải chăng người con giá trong bài thơ khẳng định điều muốn nói của trái tim mình: Đất trời bao la với bống phương, tám hướng, đẫu cho ai đi ngược về xuôi, đi phương nam hay về phương bắc thì người con gái ấy sẽ mãi mãi chỉ có một phương để hướng về: phương anh – phương của tình yêu nỗi nhớ của khát vọng đợi chờ,yêu, tin. Cách nói lạ hóa “Xuôi về phương Bắc”, ngược về phương nam đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật độc đáo, đó là tâm tình khát vọng của Xuân Quỳnh, cuộc đời vốn ẩn chứa nhiều nghịch lý nhiều éo le, trái ngang và trắc trở, thế gian điên đảo, đảo điên nhưng trái tim em, tình yêu của em mãi mãi thuộc về anh. Bến đỗ bình yên cho thuyền tình em neo đậu. Xuân Quỳnh đã chọn lựa được một cách diễn đạt tinh tế để diễn tả sự quyết liệt của tình yêu và khát vọng thủy chung.

K7 Sóng vượt qua không gian để đến với đại dương, em vượt qua mọi khó khăn trở ngại để cập bến bờ hạnh phúc.

Khổ thơ thứ 7 tiếp tục bổ sung hoàn thiện trọn vẹn, đầy đủ nỗi lòng người phụ nữ bằng hình tượng sóng. Nếu ở trên “Nơi nào em cũng nghĩ – hướng về anh một phương” thì ở khổ thơ dưới “ Con nào chẳng tới bờ - dù muôn vàn cách trở”. Từ “Dẫu” được biến đổi khéo éo thành “dù” đây là sự lật trở ý thơ rất tài tình để ngoài việc khẳng định tình yêu chung thủy, Xuân Quỳnh còn muốn sẻ chia và hạnh phúc/ Hạnh phúc trong tình yêu không dễ gì có được, phải biết vượt qua thử thách trở ngại. Trong hành trình đến với hạnh phúc tình yêu sẽ cho ta sức mạnh và khi vượt qua rồi, hạnh phúc càng trở nên bền vững và đáng quý. Hành trình của sóng từ song ra biển nhọc nhằn,sóng có thể bị tan biến đi dưới ánh mặt trời nhưng muôn ngàn con sóng vẫn sẽ về với đại dương, hành trình để em từ bỏ tình yêu nhỏ bé, tầm thường để đến với tình yêu bao la, đícch thực vô cùng trắc trở, nhưng haxyddi và đến để cập bến bờ hạnh phúc. Tìm hiểu về cuộc đời riêng của Xuân Quỳnh với những trắc trở éo le trong tình duyên của chị, ta càng thêm khâm phục và tôn trọng nghị lực và bản lĩnh của người phụ nữ ấy.

Hai khổ thơ cuối
Sự hữu hạn của sóng và sự hữu hạn thời gian của đời người

Khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng, hòa nhập với biển lớn cuộc đời. Khổ thơ thứ 8 có sự biến điệu trong cảm xúc của thi nhân,đang từ những câu thơi sôi nổi nồng nàn, thiếu tha chuyển sang trầm lắng suy tư với những chiêm nghiệm về sự hữu hạn của thời gian đời người

“Cuộc đời tuy dài thế
....
Mây vẫn bay về xa”

Đằng sau những câu thơ là những triết lý của Xuân Quỳnh về sự vĩnh hằng trường cửu của thời gian, vũ trụ và sự ngắn ngủi nhỏ bé của đời người. Cái mỏng manh yếu ớt như sương của tình yêu. Điều đó được thể hieenj qua những cawjpphamj trù đối lập và kiểu cấu trúc thơ: “Tuy- vẫn”, “Dẫu – vẫn” ...Xuân quỳnh vốn rất nhạy cảm trước mỗi bước đi của thời gian và sự nhạy cảm ấy thường dẫn chị tới tâm trạng âu lo, khắc khoải vì vậy trong thơ Xuân Quỳnh người ta thường bắt gặp những câu hỏi da diết, nhiều trăn trở, ăn khoăn:

Em chờ anh,anh có về không
Đốt lòng em câu hỏi yêu em nhiều không anh
Ai biết tình anh có đổi thay”

Thông thường trạng thái lo âu hay dẫn người ta đến thái độ tiêu cực,bi quan nhưng Xuân Quỳnh đã vượt lên quy luật ấy,chị chọn cho mình lối sống tích cực, không chán nản, tuyệt vọng, sống hết mình cho tình yêu cho mỗi phút giây trôi qua không trở thành vô nghĩa,, can đảm vượt qua phong ba bão tố của đời người.Nhận thức được sự giới hạn của thời gian đời người, Xuân quỳnh khao khát được hòa nhập, khát khao được hóa thân”

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Xuân Quỳnh đã đưa ra những định nghĩa của riêng mình: “Biển là biển lớn tình yêu, “Sóng” là hóa thân cho khát vọng của cái tôi cá nhân và trăm ngàn là những con số ước lệ để chỉ cho cái vô cùng, vô tận. Thi sỹ cũng đã phát hiện ra sự vĩnh hằng,của sóng, muốn tan mình hòa mình vào sóng để hướng tới sự đồng điệu đồng cảm tuyệt đích, vô biê, xóa nhòa mọi giới hạn cách xa để yêu và cháy hết mình cho tình yêu. Khát vọng ấy nung nấu trong trái tim người thi sỹ không phải chỉ khi còn ở độ tuổi 20 mà saunafy khi đãn nếm trải những đắng cay của tình đời thì khát vọng hạnh phúc vẫn luôn khắc khoải cồn cào:

Em trở về đúng nghĩa trái time m
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi

Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, khát vọng của nhân vật trữ tình còn cao cả đẹp đỡ hơn thế. Đó là ước vọng được hiến dâng, đem tình yêu nhỏ bé của cái tôi cá nhân hòa trong tình yêu đất nước tình yêu Tổ Quốc đẻ cho tình yêu ấy càng trở nên có ý nghĩa không chỉ cho riêng mình mà còn cho tất cả mọi người.

LĐ 3: Bình luận nâng cao, ý nghĩa của bài thơ “Sóng”

Khi ẩn mình vào sóng, khi trực tiếp qua tiếng “em” “thân thiết, đậm đà”. Sóng và em, khi song hành, khi hoà nhập, em là sóng à sóng cũng là em, Hành trình cảu sóng cũng là hành trình taamm hoonfnguoeif phụ nữ đi tìm giá trị đích thực của tình yêu cuộc đời, Có một sự từ bỉ giới hạn chật chội, nhỏ hẹp để tùm đến với tình yêu bao la, rộng lớn cuối cùng là khát vọng được sống hết mình cho tình yêu, muốn hía thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thủa.

Qua hình tượng sóng và nhận vật trữ tình “em” bài thơ thể hiện tiếng nói tình yêu của một người thiết tha, nồng nàn, thuỷ chung. “Sóng” cũng là thi phẩm thể hiện bước trưởng thành của nghệ thuật thơ Xuân QUỳnh, đó là những sáng tạo độc đáo về hình tượng, ngôn ngữ, cấu trúc cách nói lạ hoá, cách ngắt nhịp linh hoạt. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả để làm nên sự thành công của Sóng chình là những rung cảm chân thành xuất phát từ trái tim thi sĩ.

III- Kết bài

Với “Sóng” Xuân Quỳnh đã tìm được con đường để tìm đến với trái tim.