Tin mới Chống liệt ngữ văn bằng 7 bí kíp chưa hết bật mí

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Trong kì thi THPTQG những năm gần đây đã xuất hiện điểm liệt môn Văn. Năm nay, dự đoán đề Văn sẽ còn khó hơn, nhưng yên tâm là với 7 bí quyết sau, các sĩ tử chắc chắn không còn bị ám ảnh bởi điểm liệt nữa.

Vì đâu teen bị điểm liệt Ngữ Văn?
Theo thông tin từ cô Nguyễn Thị Hường, tổ trưởng tổ chấm thi số 3 tại Hưng Yên, xuất hiện một số bài thi bị điểm liệt là do các bạn học sinh không làm bài, chỉ viết đôi ba dòng trên giấy cho có.

Thực tế này cho thấy mức độ học lệch của các bạn sĩ tử rất đáng lo ngại. Đặc biệt là với những bạn học thiên về khoa học tự nhiên, không đầu tư thời gian học Văn khó có thể đối phó với một đề Văn đòi hỏi hiểu biết xã hội như đề năm nay.

Theo dự đoán của nhiều thầy cô, đề thi Văn năm nay không chỉ rộng về kiến thức (bao gồm cả Văn 11 và 12) mà sẽ còn yêu cầu cao hơn đề thi Ngữ Văn năm vừa qua.

7 lời khuyên để tối ưu hóa điểm Văn
Không chỉ là chống liệt mà những lời khuyên sau còn khiến bạn có thể giúp bạn học đến đâu, nắm chắc điểm đến đấy.

Bí kíp 1. Nắm chắc những kiến thức trong sách giáo khoa
Sách giáo khoa chính là nền tảng của mọi môn học. Chăm chỉ cày xới lại chương trình Văn học 11 sẽ khởi động tinh thần “Quyết tâm không bị điểm liệt Văn” trong bạn và cũng để vào năm 12 không phải cuống cuồng vừa học kiến thức mới vừa ôn lại kiến thức cũ.

Về cơ bản, bạn cần nhận diện được đặc điểm nổi bật của từng tác phẩm, nắm được tên và hiệu quả của các phương pháp tu từ, các phương pháp biểu đạt chính trong văn học, các thao tác lập luận đã học.

Bí kíp 2. Ôn luyện tổng quát
Sau khi đã xào lại kiến thức 11 rồi học chương trình 12 sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các giai đoạn trong văn học, mối liên hệ giữa tác phẩm này với tác phẩm khác, nhóm các tác phẩm lại theo thể loại hoặc chủ đề để học một cách hệ thống.

Việc này sẽ giúp các bạn xử lí tốt yêu cầu trình bày lập luận, suy nghĩ về một nhân vật/sự kiện… đồng thời có tư liệu để mở rộng so sánh cho bài viết sâu sắc và phong phú hơn.

Bí kíp 3. Chăm chỉ luyện viết
Trong cấu trúc đề thi, phần Đọc – hiểu chỉ cần kiến thức sách giáo khoa và một chút vận dụng nên hãy ưu tiên nhiều hơn cho phần Làm văn.

Trăm hay không bằng tay quen, luyện viết đều đặn, mỗi ngày một bài Nghị luận xã hội hoặc Nghị luận văn học sẽ tạo nên mạch viết, không còn bí từ.

Sau khi soát lại, nếu có sai sót hoặc kiến thức chưa vững ở phần nào, bạn nên ghi chú lại trong một cuốn sổ để sau này chú ý hơn.

Ngoài ra, để làm tốt phần Nghị luận xã hội, ngoài việc học, bạn nên tích cực để ý các vấn đề nóng được nhiều người quan tâm.

chống liệt ngữ văn.png

Bí kíp 4. Ôn luyện chọn lọc
Khi kiến thức đã hòm hòm, khoảng 3 tháng trước kì thi, bạn nên dành thời gian cho những phần mình còn yếu. Bên cạnh đó cũng cần đẩy nhanh tốc độ viết để có thời gian xem xét lại bài.

Bí kíp 5. Thứ tự làm bài
Để đảm bảo lấy được nhiều điểm nhất có thể, bạn sẽ cần ưu tiên làm trước những phần nhiều điểm hơn.

Theo như cấu trúc đề thi Văn, phần Đọc – hiểu chiếm 3 điểm, phần Làm văn được chia thành 2 bài tập nhỏ: Nghị luận xã hội chiếm 2 điểm và Nghị luận văn học 5 điểm còn lại.

Thứ tự làm bài tối ưu nhất sẽ là làm phần Văn học trước tiên rồi đến Đọc hiểu cuối cùng mới là Nghị luận xã hội.

Bí kíp 6. Phân bố thời gian làm bài
Thời gian làm đề Văn là 120 phút, dựa theo thang điểm của từng phần, ta có thể tính được thời gian làm bài hợp lý nhất cho mỗi phần sẽ là: phần Văn học nên làm trong 60 phút, làm Đọc hiểu trong 35 phút và dành 25 phút còn lại cho Nghị luận xã hội.

Trong phần Đọc hiểu lại được chia ra thành 4 câu hỏi nhỏ, mỗi câu bạn sẽ có khoảng 8 – 9 phút để vừa nghĩ vừa viết.

Phần Đọc hiểu và phần Nghị luận xã hội có thể xê dịch, bù trừ cho nhau một chút, nhưng tốt nhất là không quá 5 phút.

Và cuối cùng nếu bạn có lỡ lệch giờ cũng đừng quá lo lắng, hãy hít một hơi để bình tĩnh lại và đẩy nhanh tốc độ ngòi bút để kịp giờ nhé!

Bí kíp 7. Gạch đầu dòng các ý chính
Các bạn thi Văn thường không coi trọng việc nháp trước vì muốn tiết kiệm thời gian. Nhưng thực tế là khi bạn gạch ra dàn ý làm bài, bạn có chủ ý đặt câu chủ đề khái quát nội dung cả đoạn ngay ở câu mở đầu đoạn văn. Như thế bạn sẽ được đánh giá cao hơn là khi để câu chủ đề ở giữa hoặc cuối đoạn.

Chúc các em thoát liệt đạt điểm cao!