ngữ văn 6 tập 2

  1. Học Lớp

    Em hãy phân tích cách "xem voi" của năm ông thầy bói (truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi). Sai lầm của các thầy ở đây là gì? Từ đó, em hãy rút ra cho mì

    Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về việc "xem voi" của năm ông thầy bói. Các thầy rủ nhau chung tiền biếu người quản voi để xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông xem một bộ phân, cuối cùng cãi nhau, không ông nào chịu ông nào: ông sờ vòi bảo voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo voi...
  2. Học Lớp

    Trong truyện ngụ ngôn Treo biển, em có suy nghĩ gì về lời góp ý của những người qua đường? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này?

    Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì? Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ...
  3. Học Lớp

    Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pus-kin, có bao nhiêu lần ông lão ra biển gọi cả vàng? Sự biến đổi của biển trong mỗi lần đó như thế n

    Trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" của Pus-kin, có đến năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng. Đây là một biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Năm lần ông ra biển với năm tâm trạng khác nhau, từ bối rối, ngượng ngùng cho đến hoảng sợ. Thái độ của cá vàng và biểu hiện của biển...
  4. Học Lớp

    Em có suy nghĩ gì về việc chọn người nối ngôi của vua Hùng (truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

    Bánh trưng, bánh giầy là truyền thuyết nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Việc lựa chọn người nối ngôi của nhà vua trong tác phẩm gợi cho ta nhiều suy nghĩ "Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời" - lời nói của Vua Hùng xác định thời gian xảy ra câu chuyện. Vua Hùng chọn người nối...
  5. Học Lớp

    Nêu suy nghĩ của em vể chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì?

    Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích. Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với...
  6. Học Lớp

    Em hãy nêu định nghĩa truyện cổ tích? Qua đó, em hãy làm rõ thể loại của tác phẩm Sọ Dừa.

    Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch...
  7. Học Lớp

    Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa những vật dụng mà Mã Lương vẽ cho mọi người.

    Mã Lương vẽ giỏi vì em không những có tài năng mà còn rất ham mê học vẽ. Vì có tài lại ham mê học tập như vậy nên Mã Lương đã được tiên ông tặng cho cây bút thần có thể giúp em vẽ được những mọi vật sống động như ý muốn. Tuy nhiên, chỉ Mã Lương mới sử dụng được cây bút đó, điều đó cho thấy nghệ...
  8. Học Lớp

    Viết đoạn văn chỉ ra những nét riêng về nghệ thuật miêu tả trong hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác.

    Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi nên sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh...
  9. Học Lớp

    Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo, thế giới nhân vật trong tác phẩm như tạo thành một xã hội loài người thu nhỏ. Nhân vật Chuột cống đại diện cho tầng

    Đề bài: Truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo, thế giới nhân vật trong tác phẩm như tạo thành một xã hội loài người thu nhỏ. Nhân vật Chuột cống đại diện cho tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội xưa? Em có nhận xét gì về nhân vật này? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em Bài làm: Trong làng chuột...
  10. Học Lớp

    Em hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên của người Việt Nam, đồng thời cho biết sự thật lịch sử được p

    Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù...
  11. Học Lớp

    Em hãy chỉ ra những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng. Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của những chi tiết này.

    Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước...
  12. Học Lớp

    Dựa vào văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới, em viết một bài văn ngắn trình bày những cảm nghĩ về cây tre Việt Nam.

    Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu...
  13. Học Lớp

    Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Đêm nay… Hồ Chí Minh ( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ )

    Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời...
  14. Học Lớp

    Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau.

    Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa...
  15. Học Lớp

    Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh con người trong bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa.

    Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp. Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện...
  16. Học Lớp

    Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ"(Vượt thác - Võ Quảng).

    Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã...
  17. Học Lớp

    Gươm thần là một "nhân vật" vô cùng quan trọng trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Hãy nêu những cảm nhận của em về "nhân vật" này.

    Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm. Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa...
  18. Học Lớp

    Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 dến 7 câu) giải thích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình.

    Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ngỡngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình...
  19. Học Lớp

    Cho đoạn thơ sau: Chú bé…đường vàng ( Lượm – Tố Hữu ). Phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ trên và dụng ý nghệ thuật của việc lặp lại n

    “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng” (“Lượm” - Tố Hữu) Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh. Chú bé Lượm, một...
  20. Học Lớp

    Viết đoạn văn nêu tác dụng của phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa.

    Trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa, phép nhân hóa dược sử dụng rất rộng rãi. Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cô gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy...