Lịch sử Đề thi thử lịch sử lần 1 năm 2020 trường Hàn Thuyên tỉnh Bắc Ninh

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
7scv giới thiệu đề kiểm tra lần 1 Lịch sử 12 năm 2019 – 2020 trường Hàn Thuyên – Bắc Ninh. Thôn tin chi tiết đề thi thử lịch sử 12:

Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa
A. phong trào công nhân, phong trào tư sản và phong trào nông dân.
B. phong trào công nhân với phong trào yêu nước.
C. chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

Câu 2: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
A. tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B. gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
C. tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
D. đọc bản Luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc .

Câu 3: Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.
B. Chịu hai tầng áp bức bóc lột.
C. Phân hóa thành hai bộ phận.
D. Có quyền lợi gắn với Pháp.

Câu 4: Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức Cộng sản năm 1929 có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung.
B. Chuẩn bị tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
C. Từ đây, cách mạng Việt Nam có đường lối khoa học, sáng tạo.
D. Chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 5: Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa.
B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và việc thành lập nhà nước Xô viết.
C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và hậu quả của nó.
D. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân ở các nước tư bản.

Câu 6: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là
A. địa bàn hoạt động.
B. thành phần tham gia.
C. phương pháp, hình thức đấu tranh.
D. khuynh hướng cách mạng.

Câu 7: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào sau đây của Liên hợp quốc?
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm nước lớn.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước .

Câu 8: Điểm giống nhau vể tình hình Việt Nam và Nhật Bản giữa thế ki XIX là
A. chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao, mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện.
B. mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xâm nhập mạnh mẽ vào các ngành kinh tế.
C. chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, đất nước đứng trước cơ bị xâm lược.
D. đứng trước nguy cơ bị các nước đế quốc xâm lược và thống trị.

Câu 9: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 là
A. ruộng đất cho nông dân nghèo. B. một số quyền lợi về kinh tế.
C. một số quyền lợi về chính trị. D. độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Câu 10: Trọng tâm hợp tác của ASEAN từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay là
A. du lịch.
B. kinh tế
C. quân sự.
D. giáo dục.

Câu 11: Nhận xét nào là đúng nhất về chuyển biến của giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Tăng nhanh về số lượng, bị bóc lột nặng nề, tiếp thu cách mạng vô sản.
B. Hăng hái đấu tranh do đời sống vô cùng khó khăn khổ cực .
C. Là lực lượng quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam.
D. Gắn bó máu thịt với nông dân, đấu tranh chống thực dân và phong kiến.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
A. đối lập giữa nền văn hóa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
B. Mỹ lo ngại trước ảnh hưởng của Liên Xô, coi Liên Xô là mối nguy lớn.
C. đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
D. đối lập về sức mạnh quân sự giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.

Câu 13: Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

Câu 14: Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
B. sự chênh lệch giữa những người giàu có và những người nghèo ngày càng lớn.
C. phát triển nhanh nhưng không ổn định, gắn liền với những đợt suy thoái ngắn.
D. vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới

Câu 15: Mục đích thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất ở Việt Nam nhằm
A. phát triển kinh tế Việt Nam.
B. khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
C. xây dựng căn cứ quân sự ở Việt Nam
D. vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công.

Câu 16: Trong những năm 1926 -1929, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá mạnh mẽ vào Việt Nam chủ yếu là do
A. tác động tích cực từ Quốc tế cộng sản.
B. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam.
C. hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. sự phát triển của phong trào ”Vô sản hóa” năm 1928.

Câu 17: Điểm khác biệt căn bản giữa phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX là
A. hình thức và phương pháp đấu tranh.
B. quan niệm và khuynh hướng cứu nước.
C. giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia.
D. tính chất và khuynh hướng.

Câu 18: Chọn đáp án đúng để sắp xếp các các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân
Pháp theo trình tự thời gian
1. Hiệp ước Hác-măng.
2. Hiệp ước Nhâm Tuất.
3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
4. Hiệp ước Giáp Tuất.
A. 2 - 3 - 1 - 4
B. 1 - 2 - 3 - 4
C. 3 - 2 - 4 - 1
D. 2 - 4 - 1 - 3
 
Sửa lần cuối: