Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Đề bài

Câu 1. (1,0 điểm)

Nhan đề bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà cho chúng ta hiểu điều gì về con người nhà thơ?

Câu 2. (1,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:

Thầy nó bảo:

- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi, con ạ.

- (2) Mua bán gì mà đi chợ?

- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả can. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

- (4) Chào!... Vẽ chuyện!

- (5) Sao lại vẽ chuyện? Không có, không coi được.

Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, trêu chị:

- (6) Lêu lêu! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng... lêu lêu!...

Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:

- (7) Im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...

- (8) Rầy hai xu, hàng chè nó chả bán thì sao...

Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.

(Nam Cao, Một đám cưới)

Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?

Câu 3. (1,0 điểm)

Với mỗi cặp quan hệ từ sau đây, hãy đặt một câu ghép:

a) Vì… nên...

b) Nếu... thì...

c) Tuy... nhưng...

d) Không những... mà còn...

Câu 4. (7,0 điểm)

Thuyết minh về chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Lời giải chi tiết

Câu 1. Nhan đề bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà cho chúng ta cảm nhận được xu hướng muốn thoát li, xa lánh chốn bụi trần của nhà thơ.

Câu 2. Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gia đình (quan hệ cha con, chị em).

Câu 3.

Đặt câu theo cặp quan hệ từ cho trước, ví dụ:

- Vì mưa nên tôi đi muộn.

- Nếu cậu đến thì chúng ta sẽ cùng sang nhà cô giáo.

- Tuy gia đình hoàn cảnh rất khó khăn nhưng Lan vẫn học rất giỏi.

- Lan không những học giỏi mà còn là một liên đội trưởng xuất sắc của trường.

Câu 4.

Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.

Thân bài: Nội dung cần thuyết minh:

- Lịch sử chiếc áo dài.

- Các giai đoạn hình thành, thay đổi của chiếc áo dài (kiểu dáng, chất liệu, màu sắc, hoa văn…).

- Vị trí, vai trò của áo dài trong nước và quốc tế.

- Ý nghĩa đạo lí của chiếc áo dài.

Chiếc áo dài Việt Nam không đơn thuần là một bộ trang phục bình thường mà nó còn là quốc phục, là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nó thể hiện văn hoá Việt Nam, truyền thống Việt Nam, tinh hoa Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mặc trên mình chiếc áo dài luôn cảm thấy tự hào về bộ trang phục độc đáo và quyến rũ của dân tộc mình.

Trong quá trình giới thiệu HS có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự để thuyết minh được sáng tỏ, phong phú và sinh động, bài thuyết minh của mình thêm hấp dẫn.

Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân về sức sống và ý nghĩa văn hoá của chiếc áo dài.