Soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền siêu ngắn

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1: Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve:



Gia-ve

Giăng Van-giăng

Ngôn ngữ và hành động trước khi Phăng-tin chết

+ Ngoại hình: hung dữ, độc ác (bộ mặt gớm ghiếc, cặp mắt như cái móc sắt, cái cười ghê tởm…)
+ Ngôn ngữ: thô lỗ, trịch thượng, tàn nhẫn (tiếng thú gầm, hét lên, xưng hô mày-tao, miệt thị, châm biếm cay độc).
+ Hành động: đắc thắng và hung hãn, đối xử với người hấp hối một cách độc ác.

+ Ngôn ngữ: lịch thiệp, tôn trọng, nhẹ nhàng, tinh tế (giọng nhẹ nhàng và điềm tĩnh; trấn an Phăng-tin, nhún nhường với Gia-ve).
+ Hành động, cử chỉ: cúi đầu cầu xin Gia-ve cho thời gian để tìm con cho Phăng-tin, tìm mọi cách để cứu Phăng-tin đang kiệt sức và tuyệt vọng.

Ngôn ngữ và hành động sau khi Phăng-tin chết

+ Ngôn ngữ: thô lỗ, hung hãn, coi thường (hét lên, đe dọa, thúc giục Giăng Van-giăng phải đi ngay…)
+ Thái độ, cử chỉ: Run sợ trước hành động của Giăng Van-giăng; sợ Giăng Van-giăng bỏ trốn.

+ Ngôn ngữ: đanh thép, bình đẳng với Gia-ve (kết tội Gia-ve khiến Phăng-tin chết)
+ Hành động: mạnh mẽ, chủ động, làm chủ hoàn cảnh.
→ Tác dụng và ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:

- Làm nổi bật sự tương phản giữa hai nhân vật: Gia-ve như một con thú khát máu đang săn mồi – Giăng Van-giăng là con người bản lĩnh, tràn đầy tình yêu thương.

- Làm nổi bật sự đối lập giữa thiện và ác, yêu thương và bạo tàn.

Câu 2: Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ:

- Mọi chi tiết về ngôn ngữ, hành động, cử chỉ đều quy chiếu nhân vật Gia-ve vào ẩn dụ về một con ác thú săn mồi.

- Diễn biến của đoạn trích, đặc biệt là đoạn kết khi tiễn biệt Phăng-tin về cõi vĩnh hằng, Giăng Van-Giăng được quy chiếu về hình ảnh của một con người của tình yêu thương, của một vị cứu tinh cao cả.


Câu 3: Đoạn văn “Ông nói gì với chị?...sự thực cao cả” là lời trữ tình ngoại đề của tác giả.

- Có tác dụng mở rộng, nâng tầm ý nghĩa của hình tượng nhân vật với những bình luận, đánh giá vừa sắc sảo vừa cảm xúc của nhà văn.

- Thể hiện niềm tin vào sức mạnh và giá trị đích thực của tình yêu thương.

Câu 4: Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

- Chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ thấy Phăng-tin nở nụ cười khi Giăng Van-giăng thì thầm bên tai chị và gương mặt chị “sáng rỡ lên một cách lạ thường” khi Giăng Van-giăng sửa sang tư thế, trang phục cho chị “như một người mẹ sửa sang cho con”.

- Lời bình: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”.

→ Những chi tiết hư cấu, lãng mạn ca ngợi sức mạnh kì diệu, khả năng đem lại niềm tin của tình yêu thương cao cả.