Toán lớp 1 Xăng-ti-met. Đo độ dài. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Xăng-ti-met, Đo độ dài là kiến thức học sinh lớp 1 phải học, chủ đề này thuộc chương 3 trong sgk toán. Ngoài học Xăng-ti-met, Đo độ dài, các em còn được thực hành Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Để tìm hiểu chi tiết thêm, mời bạn đọc bài sau:

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
  • Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài và kí hiệu là cm.
  • Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng.
  • Cộng, trừ các số có đơn vị đo xăng-ti-mét.
Cộng, trừ các số có đơn vị đo xăng-ti-mét.png


II. CÁC DẠNG TOÁN
Dạng 1: Đọc số đo độ dài đoạn thẳng

Đọc số đo của đoạn thẳng bằng cách quan sát:
  • Cạnh của thước được đặt dọc theo đoạn thẳng.
  • Một điểm của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ \(0 cm\) trên thước;
  • Điểm còn lại của đoạn thẳng trùng với vạch chỉ số đo bao nhiêu xăng-ti-mét ở trên thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng.
Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ trống rồi đọc số đo.
Viết số thích hợp vào chỗ trống rồi đọc số đo.png


Đoạn thẳng đã cho có một điểm ở mốc \(0cm\), một điểm nằm ở vạch \(3cm\) nên đoạn thẳng đó dài \(3cm\). Đọc là : Đoạn thẳng dài 3 xăng-ti-mét.
Đoạn thẳng đã cho có một điểm ở mốc.png


Dạng 2: Cộng, trừ các số có đơn vị xăng - ti - mét.
Muốn thực hiện phép cộng hoặc trừ các số có đơn vị đo xăng-ti-mét thì em thực hiện phép cộng hoặc trừ các số rồi viết thêm đơn vị xăng-ti-mét vào sau kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Tính: \(3cm + 5cm = \)
Hướng dẫn giải
\(3cm + 5cm = 8cm\)

Dạng 3: Cách dùng thước thẳng để đo độ dài đoạn thẳng.
Để đo độ dài đoạn thẳng bằng thước có chia vạch xăng-ti-mét thì em làm như sau:
  • Đặt cạnh của thước trùng với đoạn thẳng.
  • Điều chỉnh để một điểm đầu của đoạn thẳng trùng với mốc \(0cm\), điểm còn lại trùng vào vạch nào của thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng cần đo.
Ví dụ: Kiểm tra cách đặt thước của mỗi trường hợp sau:
Kiểm tra cách đặt thước của mỗi trường hợp sau.jpg