Ngữ văn 12 Tuần 3: Phân tích chi tiết tác phẩm tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT. Ngoài chức năng cơ bản giúp người học năng lực đọc hiểu các văn bản và viết được các văn bản thông dụng thì ngữ văn 12 là cánh cửa giúp học sinh vượt qua kì thi TN THPT, vào những trường CĐ&ĐT.


1. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập.
- Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
=> Ý nghĩa:
  • Tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của người Mĩ và Pháp vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại.
  • Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông” để buộc tội Pháp và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.
  • Thể hiện quyền tự hào dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau.
2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam:
Tố cáo tội ác của Pháp:

  • Tố cáo tội ác tàn bạo của thực dân Pháp trên mọi mặt đời sống khi cai trị nước ta: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội (liệt kê hàng loạt dẫn chứng đanh thép, hùng hồn về tội ác của Pháp).
  • Giải thích rõ ràng, mạch lạc: từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kì quyền lợi cai trị nào ở nước ta.
Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:
Trình bày cuộc đấu tranh xương máu giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam:
  • Nhân dân Việt Nam đã nổi dậy giành chính quyền, lấy lại đất nước từ tay Nhật.
  • Quân và dân ta đã nhiều lần kêu gọi người Pháp cùng chống Nhật nhưng bị từ chối, khi Pháp thua chạy, đồng bào ta vẫn khoan hồng và giúp đỡ họ.
  • Dân ta đánh đổ các xiềng xích phong kiến, thực dân, phát xít.
  • Quân và dân ta tin tưởng vào sự công bằng của các nước Đồng Minh.
=> Khẳng định, đề cao tinh thần xả thân giữ nước, thành quả cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta hoàn toàn xứng đáng với nền độc lập có được bởi chính máu xương của mình.