Ngữ văn 12 Tuần 2: Chứng minh chất "THÉP" trong văn chương của Hồ Chí Minh

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT. Ngoài chức năng cơ bản giúp người học năng lực đọc hiểu các văn bản và viết được các văn bản thông dụng thì ngữ văn 12 là cánh cửa giúp học sinh vượt qua kì thi TN THPT, vào những trường CĐ&ĐT.


Một nền văn học đặc sắc là một nền văn học có nhiều tác phẩm đặc sắc, một người nghệ sĩ tài bà thì cần phải có quan điểm sáng tác của riêng mình. Hồ Chí Minh một trong những tác gia lớn của nền văn học Việt nam là một nhà nghệ sĩ như vậy. Trong quan điểm sáng tác của mình Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Nay ở trong thơ cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”​

Trong trận chiến đấu ác liệt của dân tộc ta thì văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ chính là những chiến sĩ trên mặt trận ấy. Là người nói lên quan điểm ấy nên Hồ Chí Minh cũng làm gương thực hiện quan điểm ấy một cách xuất sắc trong thơ ca của mình. Từ đó chúng ta có thể nói thơ Hồ Chí Minh rất giàu chất thép.

Trước hết chúng nên hiểu chất thép là gì?. Chất thép là thơ sáng tác nên phải có tính chiến đấu về mặt tư tưởng chính trị đối với cuộc đấu tranh chống quân xâm lược. Không những thế nó còn là sự đấu tranh kiên cường bất khuất thể hiện trong thơ mình. Điều đó nhằm khẳng định ý chí của dân tộc ta, cỗ vũ nhân dân ta chiến đấu vì tổ quốc. Khơi dậy niềm tự tôn dân tộc ở mỗi con người.

Riêng cuốn Nhật Kí trong tù của Bác đã có bao nhiêu là tác phẩm nói lên chất thép ấy. Điển hình như chúng ta đã từng được lắng nghe những vần thơ thép trong bài thơ đề từ của Người:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao”​

Qua những vần thơ ấy ta thấy được chất thép ở đây chính là ý chí vượt lên hoàn cảnh để chờ ngày tự do tiếp tục hoạt động cách mạng của mình. Đó là một tinh thần thép, ý chí thép, sự kiên cường vĩ đại. Dù cho Người có bị giam cầm trong lao ngục thì Người vẫn tự an ủi động viên chính bản thân mình phải lạc quan vượt qua nó.

Đó là những vần thơ thép trực tiếp, thế nhưng chất thép còn được thể hiện một cách gián tiếp. Nhiều bài thơ không nói chuyện thép, không lên giọng thép mà vẫn thấy chất thép. Ẩn sau những câu chữ hóm hỉnh, hài hước lại là những bài thơ chiến đấu. Trong tù có biết bao nhiêu là khó khăn về vật chất, điều kiện sống ấy khiến cho nhà thơ bị ghẻ lở, ngứa ngáy thế nhưng nhà thơ vẫn làm thơ: “Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu”. Đó chính là chất thép. Vì Bác muốn đấu tranh tư tương với cái hoàn cảnh ấy nên nó cũng thể hiện chất thép. Hay khi xiềng xích quán quanh người Bác lại nảy lên những vần thơ mới:

"Rồng cuốn vòng quanh chân với tay
Trông như quan võ quấn tua quay”​

Hay khi tiếng xích va đập vào nhau tạo nên tiếng động Người lại bật lên câu thơ so sánh: “Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung”. Đằng sau những vần thơ tưởng chừng như rất đỗi bình thường ấy lại là chất thép. Rõ ràng qua môi câu thơ chúng ta không thấy bất cứ một từ gân guốc nào thế nhưng chất thép lại ẩn sau những dòng thơ ấy. Nói về xiềng xích về tiếng kêu của nó nhà thơ một lần nữa lại thể hiện ý chí lạc quan vượt qua hoàn cảnh ngục tù để chờ ngày tự do hoạt động. Đồng thời thì chúng ta còn thấy được sự tố cáo của nhà thơ về chế độ nhà tù Tưởng giới Thạch.

Chất thép trong thơ Bác lại còn được thể hiện trong khi Bác hòa mình vào thiên nhiên. Dù bị kìm kẹp bởi gông cùm nhưng Bác vẫn thể hiên khát vọng tự do của mình qua những vần thơ thiên nhiên ấy. Và đó chính là chất thép trong thơ thiên nhiên của Người:

“Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hiu”
(Đi đường)​

Bài thơ ấy rõ ràng không lên giọng thép chỉ là những hình ảnh thiên nhiên vô cùng đẹp. Tiếng chim ca rộn ràng trên khắp núi, hương thơm bay ngan ngát trong rừng. Chính cảnh đẹp ấy khiến cho nhà thơ quên đi nỗi vất vả trên đường đi. Nói cách khác nhà thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước. Và đặc biệt người lấy hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy để quên đi hoàn cảnh khốn cùng tiếp tục kiên trì chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Đồng thời lòng yêu đời yêu cuộc sống ấy chứng minh cho ý chí quyết tâm bảo vệ sự tươi đẹp đó của Hồ Chí Minh.

Hay trong bài thơ Vọng Nguyệt của Người, Bác cũng không hề nói đến chất thép ở đây nhưng ta vẫn cảm nhận được chất thép ấy:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”​

Nhà thơ thể hiện chất thép là ý chí vượt qua gian nan vất vả để kiên cường chờ ngày tự do. Trong tù ấy không có rượu không có hoa để cho nhà thơ thưởng thức cảnh đẹp. Đêm trăng ấy đẹp khiến cho nhà thơ không thể hững hờ được. Thế nên nhà thơ thì ngắm trăng qua khung cửa, trăng thì như nhòm nhà thơ. Hình ảnh ấy thể hiện nhà thơ vượt qua cái không gian tù chật hẹp ấy để đắm mình vào hình ảnh thiên nhiên. Đó chính là ý chí vượt lên trên hoàn cảnh. Thơ Bác quả thật đúng với nhận xét của Hoàng Trung Thông rằng:

“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”​

Người không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là một nhà thơ có tinh thần thép. Đến với thơ Hồ Chí Minh chúng ta vừa được đắm chìm trong sư bát ngát của tình người, tình yêu thiên nhiên mà còn được say sưa mạnh mẽ trong chất thép. Văn chương của Bác là một vũ khí lợi hại để Bác chống lại sự khó khăn khi ở trong tù. Đồng thời nó khơi dậy ý chí chiến đấu của người dân Việt Nam.