Ngữ văn 12 Tuần 14: 12. Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT, là môn thi TN THPT và tuyển sinh vào những trường CĐ&ĐT.


Câu 1 trang 174 SGK Ngữ văn 12, tập 1
Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của từng thao tác.
Trả Lời​
Các thao tác lập luận đã học là chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận.
Đặc trưng cơ bản:
  • Chứng minh là dùng dẫn chứng để làm cho người ta tin.
  • Giải thích là dùng lí lẽ để làm cho người ta biết.
  • Phân tích là tách nhỏ thành nhiều bộ phận, chi tiết để làm cho người ta hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo.
  • So sánh là làm cho người ta nhận rõ giá trị của sự vật, hiện tượng, tư tưởng bằng cách đối chiếu với một sự vật, hiện tượng, tư tưởng khác.
  • Bác bỏ là nhằm phủ nhận.
  • Bình luận là thuyết phục người khác nghe theo sự đánh giá và bàn bạc của người viết, người nói.
Câu 2 trang 174+175 SGK Ngữ văn 12, tập 1
  • Đoạn trích có sự kết hợp của các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
  • Tác dụng: tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, vạch trần luận điệu “khai hóa, bảo hộ” xảo trá, bịp bợm của chúng.
Câu 3 trang 175 SGK Ngữ văn 12, tập 1
HS lựa chọn vấn đề và thực hiện theo hướng dẫn SGK/175.

II. Luyện tập ở nhà
Câu 1 trang 176 SGK Ngữ văn 12, tập 1

- Các văn bản kết hợp thành công nhiều TTLL: Tuyên ngôn độc lập; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc; Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003;...

Câu 2 trang 176 SGK Ngữ văn 12, tập 1
Bài viết tham khảo


Khi viết về tình yêu, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã viết “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào”. Lời tâm sự của Xuân Diệu đã thể hiện được vị trí quan trọng mang tính tất yếu của tình yêu đối với thế giới cảm xúc của con người. Gặp gỡ với Xuân Diệu trong quan niệm về tình yêu, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng” đã thể hiện được những trạng thái cảm xúc đầy phong phú, phức tạp và khát khao cháy bỏng được hòa nhập, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu.

Trong khổ thơ cuối của bài thơ Sóng, tác giả Xuân Quỳnh đã dãi bày khát vọng đầy thành thực, không kém phần mãnh liệt về một tình yêu vĩnh hằng. Để có thể dâng hiến trọn vẹn, được sống trong biển lớn tình yêu, nhà thơ đã thể khát vọng được tan ra, được hòa nhập để tình yêu trở nên bất tử, vĩnh hằng:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”​

Xuân Quỳnh đã trải qua tuổi thơ nhiều bất hạnh, lại trải nghiệm bao cay đắng của cuộc đời khi đã trưởng thành nên nhà thơ cảm nhận thấm thía hơn ai hết cái hữu hạn của cuộc đời, của lòng người. Tuy nhiên, khác với cách chiếm giữ tình yêu đầy mạnh mẽ của Xuân Diệu thì Xuân Quỳnh lại thể hiện mong muốn đầy nữ tính, muốn được tan ra, muốn hòa nhập và dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu.

“Tan ra” là sự dâng hiến trọn vẹn, đây cũng là mong muốn thành thực nhất của nhà thơ khi muốn sống hết mình cho tình yêu. Cấu trúc câu nghi vấn “Làm sao được tan ra” đã thể hiện nỗi trăn trở, ước mong da diết đến khắc khoải của người con gái khi yêu. Nhà thơ như muốn được hòa nhập tình yêu nhỏ của mình vào thế giới đầy rộng lớn của cuộc đời để tình yêu trở nên bất tử, vĩnh hằng “thành trăm con sóng nhỏ”.

“Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”​

Hai câu thơ cuối tác giả Xuân Quỳnh đã gợi mở ra cái rộng lớn, mênh mông của cuộc đời. Tác giả đã dùng tình yêu đầy cháy bỏng của mình để hòa vào với biển lớn tình yêu, để tình yêu ấy luôn vĩnh hằng với thời gian “ngàn năm”. Vậy là bằng tình yêu chân thành, con người có thể vượt ra được giới hạn của thời gian để làm tình yêu sống mãi với thời gian, vũ trụ. Khát khao dâng hiến cho tình yêu, sống thành thực với trái tim cũng là tâm nguyện lớn thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm của Xuân Quỳnh:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi đã chết đi rồi”​

Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng vào năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam bước vào giai đoạn dữ dội nhất. Đặt bài thơ trong tương quan với hoàn cảnh sáng tác ta có thể thấy khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà đó là là khát khao dâng hiến để làm nên tình yêu lớn của quê hương, đất nước.
Khổ thơ cuối cùng của bài thơ Sóng thể hiện khát vọng thật đẹp, thật đáng trân trọng của thi sĩ. Đó không chỉ là cái nồng nhiệt của tình yêu mà còn là mong muốn thành thực được hòa nhập để tình yêu bất tử, vĩnh hằng.