Ngữ văn 12 Tuần 12: 8. Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT, là môn thi TN THPT và tuyển sinh vào những trường CĐ&ĐT.


1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Chế Lan Viên và khái quát về bài thơ Tiếng hát con tàu

2. Thân bài:
a. Sự trăn trở, giục giã và lời mời gọi lên đường (hai khổ đầu)
  • Đoạn thơ mang giọng điệu đối thoại như mời gọi, như sự hối thúc.
  • Dường như hình ảnh con tàu là một hình ảnh ẩn dụ nghệ thuật có ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn của nhân vật trữ tình.
  • Tây Bắc – tên gọi cụ thể, chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc.
  • Tây Bắc chínhlà cội nguồn cảm hứng của hồn thơ, của sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, lời giục giã lên Tây Bắc cũng là về với chính lòng mình, với những tình cảm trong sáng, nghĩa tình gắn bó sâu nặng với nhân dân và đất nước.
=> Hai khổ thơ đầu cho thấy đặc điểm nghệ thuật thơ của Chế Lan Viên với chất suy tưởng triết lí, do gắn bó với thực tế cuộc sống nên nó rất thể, rất thực.

b. Khát vọng và niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân cùng những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình (chín khổ tiếp)
- Khung cảnh thiên nhiên, con người Tây Bắc nay đã đổi thay.
- Đến với Tây Bắc là đến vùng đất thân yêu của tâm hồn mình, là cuộc hành trình về với Mẹ nhân dân – Mẹ Tổ quốc thân yêu.
- Kỉ niệm về đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc được tác giả nhắc lại qua hình ảnh của những con người cụ thể (người anh du kích, bà mẹ tóc bạc, người em nhỏ liên lạc…).
- Sự cưu mang, đùm bọc, tình yêu thương chân thành của người dân Tây Bắc như đã tiếp thêm sức mạnh cho nhà thơ trong cuộc kháng chiến chống Pháp và để lại những kỉ niệm sâu sắc không thể nào quên.
- Thể hiện được rõ nét về niềm khao khát mãnh liệt và nỉềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với nhân dân.
- Từ những kỉ nỉệm ân tình với đồng bào vùng cao Tây Bắc, tác giả đã nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát, những chân lí được rút ra từ trải nghiệm của chính mình:
  • Nói về tình yêu nhưng tác giả lại hướng tới cắt nghĩa, lí giải để làm bừng sáng ý nghĩa của cả đoạn thơ. Chính phép màu của tình yêu đã biến những miền đất xa xôi trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá thành máu thịt tâm hồn ta.
  • Nói đến tình yêu và nỗi nhớ, Chế Lan Viên không ngại ngần diễn tả thật hóm hỉnh và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu bằng những hình ảnh rực rỡ sắc màu và đậm đà phong vị vùng cao: như đông về nhớ rét, như cánh kiến hoa vàng,...
- Nhà thơ đã rất sáng tạo khi nói về nhân dân, về tình yêu con người, tình yêu cuộc sống. Sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ có tính đa nghĩa. Nhịp điệu thơ biến đổi linh hoạt, vừa sôi nổi vừa da diết, lắng sâu.

c. Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê (bốn khổ cuối)
- Tiếng gọi của đất nước, của nhân dân, của đời sống đã thành sự thôi thúc mãnh liệt, thành lời giục giã của chính lòng mình “Đất nước gọi hay là lòng ta gọi?” nên càng không thể chần chừ và nó trở thành nỗi khát khao không thể cưỡng lại được “Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga / Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng." Nỗi khát khao ấy đã thúc giục tâm hồn nhà thơ trở về với Tây Bắc vì đó là sự trở về với ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo:
“Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ”
- Âm hưởng của câu thơ lôi cuốn trùng điệp thể hiện sự say mê, niềm tin tưởng của nhà thơ khi trở về với nhân dân, với Tổ quốc “Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng, tiếng hát / Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.”

3. Kết bài:
Cảm nhận chung về bài thơ.