Ngữ văn 12 Tuần 12: 7. Tìm hiểu chung về bài thơ Tiếng hát con tàu

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT, là môn thi TN THPT và tuyển sinh vào những trường CĐ&ĐT.


1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- In trong tập Ánh sáng và phù sa, viết nhân cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc những năm 1958-1960.

b. Bố cục (3 đoạn)
- Đoạn 1 (khổ 1,2): Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường.
- Đoạn 2 (khổ 3 đến khổ 11): Khát vọng về với nhân dân.
- Đoạn 3 (còn lại): Khúc hát lên đường.

c. Ý nghĩa nhan đề
- Con tàu: thời điểm sáng tác bài thơ chưa có tuyến đường sắt lên Tây Bắc, hình ảnh con tàu ở đây ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước.
- Tây Bắc: nghĩa đen chỉ mảnh đất miền tây Bắc Bộ của nước ta. Nghĩa biểu tượng: chỉ cuộc sống rộng lớn và những miền đất xa xôi còn nhiều khó khăn của Tổ quốc.
=> Ý nghĩa nhan đề "Tiếng hát con tàu": là tiếng hát say mê, hăm hở, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

d. Ý nghĩa bốn câu đề từ
-Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.

b. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ => nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong kháng chiến.
- Thơ giàu chất suy tưởng triết lí.