Ngữ văn 12 Tuần 10: 5. Làm sáng tỏ ý kiến: "Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ"

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT, là môn thi TN THPT và tuyển sinh vào những trường CĐ&ĐT.


Làm sáng tỏ ý kiến Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ".
LẬP DÀN Ý
1. Mở bài:

  • Giới thiệu về: nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn thơ Đất Nước
  • Dẫn dắt nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ.
2. Thân bài
a. Khái quát vấn đề

  • Vị trí, đặc điểm thơ của Nguyễn Khoa Điềm.
  • Đoạn thơ Đất Nước: Thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Trường ca ra đời trong hoàn cảnh tuổi trẻ đô thị miền Nam xuống đường đấu tranh. Đoạn thơ thành công nhất của trường ca trên cả phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
  • Nhà thơ thành công vận dụng chất liệu văn hóa dân gian để làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Nhà thơ sử dụng chất liệu văn hóa dân gian vừa quen thuộc (gần gũi với cuộc sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn)
b. Phân tích để làm sáng tỏ nhận định:
  • Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã suy luận, lý giải về Đất Nước trên nhiều bình diện khác nhau: Từ không gian địa lý, thời gian lịch sử và đặc biệt là bề dày văn hóa. Đất Nước gắn liền với truyền thống văn hóa trong lịch sử bốn ngàn năm của Nhân dân. Dù ở phương diện không gian địa lý, thời gian lịch sử, Đất Nước đều được suy luận, lý giải gắn liền với truyền thống vă hóa của Nhân dân.
  • Chất liệu văn hóa được Nguyền Khoa Điềm sử dụng hết sức quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam. Đó là những phong tục, tập quán; những truyền thống từ ngàn đời; những câu ca dao, tục ngữ; những câu chuyện cổ tích thần thoại,... đã gắn liền cuộc sống thường ngày của nhân dân Việt Nam.
  • Chất liệu văn hóa được Nguyền Khoa Điềm sử dụng hết sức mới lạ: mới lạ trong cách dẫn dắt vào những câu chuyện cổ tích (ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể), mới lạ trong việc sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng (miếng trầu bà ăn, trồng tre đánh giặc, tóc búi sau đầu...), mới lạ trong việc sử dụng ý nghĩa (nơi anh đến trường, nơi em tắm...), mới lạ vì mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi câu chuyện cổ tích, thần thoại,... đều gắn với chiều sâu của lịch sử. Qua chất liệu văn hóa dân gian ta thấy Đất Nước vừa trở nên gần gũi, bình dị vừa lớn lao, kỳ vĩ.
c. Bàn luận, đánh giá
  • Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến một khám phá mới mẻ, đầy ý nghĩa về Đất Nước trong bề dày của văn hóa dân gian. Chất liệu văn hóa dân gian đã góp phần thể hiện sâu sắc về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Thấy được sự nhận thức mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước, về Nhân Dân. Đó cũng chính là tư tưởng yêu nước của nhà thơ, đóng góp của nhà thơ đối với thơ ca dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận về văn hóa dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
  • Thành công đòi hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm một vốn sống, vồn văn hóa phong phú. Một sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về Đất nước, về Nhân Dân. Đồng thời đời hỏi ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có một tài năng, một bản lĩnh của người cầm bút.
  • Qua đoạn thơ, để lại bài học sâu sắc về cuộc sống: biết trân trọng những giá trị văn hóa dân gian; bài học về sáng tạo nghệ thuật: đem đến những sáng tạo, mới mẻ từ những giá trị gần gũi, quen thuộc.
3. Kết bài
  • Đánh giá khái quát vấn đề: Nhận định là cơ sở để tìm hiểu một cách sấu sắc về đoạn thơ Đất Nước. Nhận định đem đến cách nhìn mới mẻ về Đất Nước. Chủ đề Đất Nước luôn là đề tài hấp dẫn đối với thơ ca.
  • Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống hôm nay, đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm càng có giá trị to lớn. Khẳng định sức sống trường tồn của dân tộc