Ngữ văn 12 Tuần 1: Soạn bài Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX siêu ngắn

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT

Ngữ văn 12 là môn học quan trọng trong nhà trường THPT. Ngoài chức năng cơ bản giúp người học năng lực đọc hiểu các văn bản và viết được các văn bản thông dụng thì ngữ văn 12 là cánh cửa giúp học sinh vượt qua kì thi TN THPT, vào những trường CĐ&ĐT.


Câu 1 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975:
- Lịch sử:
  • Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm.
  • Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.
- Xã hội: Vận động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
- Văn hóa: Điều kiện giao lưu văn hóa chỉ giới hạn trong nước.
Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 phát triển qua 3 chặng. Thành tựu của từng chặng như sau:
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 trải qua các chặng:
  • Chặng đường từ 1945 đến 1954.
  • Chặng đường từ năm 1955 đến 1964.
  • Chặng đường từ 1965 đến 1975.
Những thành tựu chủ yếu:
* Chặng đường từ 1945 đến 1954
- Từ năm 1945 – 1946
: một số tác phẩm phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.
- Từ năm 1946 – 1954:
  • Thể loại truyện và ký: đây là thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật ký ở rừng ( Nam Cao)...
  • Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, cảm hứng xuyên suốt là tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người và con người kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)...
  • Kịch: Một số vở kịch gây được sự chú ý, phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
Ngoài ra còn lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học...

* Chặng đường từ năm 1955 đến 1964:
  • Văn xuôi: bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký. Các tác giả mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiên thực cuộc sống.
  • Thơ ca phát triển mạnh mẽ, cảm hứng chủ đạo là sự hồi sinh của đất nước sau những năm kháng chiến chống Pháp, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc. Những tác phẩm tiêu biểu: tập Gió lộng (Tố Hữu), tập thơ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)...
* Chặng đường từ 1965 đến 1975:
- Văn xuôi:
những truyện ký, viết trong máu lửa và chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam anh dũng. Miền Bắc truyện ký cũng phát triển mạnh.
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước phát triển mới của thơ ca Việt Nam hiện đại.
  • Tập trung thể hiện cuộc gia quân vĩ đại dân tộc.
  • Khám phá sức mạnh của con người.
  • Sự xuất hiện những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, họ đem đến cho thơ Việt nam hiện đại một tiếng thơ mới mẻ, sôi nổi và vẫn thấm đợm suy tư, triết lí.
Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8/1945 đến 1975:
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
  • Kiểu nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ, đề cao ý thức công dân của nghệ sĩ.
  • Tư tưởng xuyên suốt: văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
  • Cảm hứng chính: hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến.
  • Quá trình vận động của nền văn học bám sát chặng đường lịch sử của dân tộc.
  • Đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
2. Nền văn học hướng về đại chúng
  • Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
  • Đề tài: đời sống lầm than của nhân dân và con đường đến với cách mạng.
  • Hình thức ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
  • Chủ đề: những sự kiện lịch sử lớn lao, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
  • Nhân vật chính: gắn với bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
  • Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới vì:
  • Nền kinh tế đất nước từng bước chuyển sang kinh tế thị trường.
  • Từ 1986, Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện.
  • Việc tiếp xúc với văn hóa nước ngoài thuận lợi, văn học dịch, báo chí, truyền thông đều phát triển mạnh mẽ.
Câu 5 (trang 18 SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
  • Thơ ca: trường ca nở rộ với các sáng tác của Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu; Chế Lan Viên và các nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ tiếp tục có những sáng tác đáng chú ý; xuất hiện một số nhà thơ thuộc thế hệ sau 1975 như Y Phương, Nguyễn Quang Thiều.
  • Văn xuôi: tiểu thuyết, phóng sự, kí, truyện ngắn đều gặt hái nhiều thành công. Tác giả tiêu biểu có Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,…
  • Kịch phát triển khá mạnh mẽ với tên tuổi của Lưu Quang Vũ, Xuân Trình.
  • Lí luận, nghiên cứu, phê bình khá phát triển.
 
Sửa lần cuối: