Tổng ôn kiến thức Ngữ Văn 12 kỳ thi THPT Quốc gia - Phạm Minh Nhật

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Tổng ôn kiến thức Ngữ Văn 12 kỳ thi THPT Quốc gia - Phạm Minh Nhật
Các biên pháp nghê thuật
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc
khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho
sự diễn đạt.

2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả
hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người
để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện
lên sống động, gần gũi với con người.


3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự
vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện
tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần
trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc...

6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo
sắc thái dí dỏm hài hước.

7. Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính
chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn
tượng, tăng sức biểu cảm.

8. Nói giảm, nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn
đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê
sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 
Sửa lần cuối: