Tiến hóa lớn

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. TIẾN HÓA LỚN VÀ VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG

1. Khái niệm
  • Tiến hoá nhỏ: là quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác dẫn đến hình thành loài mới
  • Tiến hoá lớn: là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ, lớp, ngành…) diễn ra trên qui mô lớn, trong thời gian lịch sử dài.
  • Nghiên cứu tiến hóa lớn là nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài và mối quan hệ tiến hóa giữa các loài giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới.

2. Cơ sở nghiên cứu tiến hóa lớn
  • Nghiên cứu hóa thạch → lịch sử hình thành các loài cũng như nhóm loài trong quá khứ.
  • Nghiên cứu phân loại sinh giới → các đơn vị phân loại như: loài, chi, bộ, họ,… dựa trên các đặc điểm hình thái, hóa sinh và sinh học phân tử → giúp chúng ta có thể phác họa nên cây phát sinh chủng loại.
3. Đặc điểm của tiến hóa lớn
a) Quá trình tiến hóa lớn diễn ra theo con đường phân li tính trạng

  • Từ một loài ban đầu, theo con đường phân li tính trạng hình thành nhiều nòi khác nhau rồi đến nhiều loài khác nhau. Trong quá trình tiến hóa có rất nhiều loài bị tiêu diệt.
cay-phat-sinh.png

b) Tốc độ tiến hóa diễn ra không đều ở các nhóm sinh vật

Ví dụ: những loài cá phổi hầu như không thay đổi suốt 150 triệu năm. Các loài ếch nhái cũng rất ít thay đổi. Các loài động vật có vú lại tiến hóa rất nhanh, tạo nên rất nhiều loài với các đặc điểm hình thái khác biệt hẳn nhau.

c) Chiều hướng tiến hóa

- Dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá, đặc biệt là của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hoá theo một số hướng chủ yếu sau đây:
  • Tiến hoá phân ly tạo nên thế giới sinh vật đa dạng, phong phú: Các loài sinh vật đều được tiến hoá từ tổ tiên chung theo kiểu phân nhánh. Sự đa dạng của các loài có được là do tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi với môi trường sống riêng của từng loài đó.
  • Tiến hoá hội tụ: các loài không có họ hàng với nhau nhưng do sống trong điều kiện môi trường giống nhau, chịu áp lực CLTN giống nhau → hình thái ngoài biến đổi tạo nên các đặc điểm thích nghi giống nhau.
* Chiều hướng tiến hóa của những nhóm loài.
Lịch sử phát triển của 1 loài hay 1 nhóm loài có thể diễn ra theo 1 trong 3 hướng cơ bản:
  • Tiến bộ sinh học: Đây là xu hướng phát triển ngày càng mạnh, được biểu hiện ở 3 dấu hiệu cơ bản: số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao; phân hóa nội bộ đa dạng, phong phú; có khu phân bố mở rộng liên tục.
  • Thoái bộ sinh học: Đây là xu hướng ngày càng bị tiêu diệt được biểu hiện bởi 3 dấu hiệu: số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp; khu phân bố ngày càng bị thu hẹp và trở nên gián đoạn; nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.
  • Kiên định sinh học: Dấu hiệu cơ bản: Duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định làm cho số lượng cá thể không tăng hoặc giảm.
→ Trong 3 hướng nói trên, hướng tiến bộ sinh học là quan trọng hơn cả.
  • Đa số các nhóm loài tiến hoá theo kiểu tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp (các loài động vật có xương sống). Một số khác lại tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá tổ chức cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường (các loài kí sinh).
  • Các nhóm vi khuẩn vẫn giữ nguyên cấu trúc cơ thể đơn bào, nhưng tiến hoá theo hướng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất, thích nghi cao độ với các ổ sinh thái khác nhau.
Có sự song song tồn tại giữa các nhóm có tổ chức khác nhau là vì:
  • Trong những điều kiện nhất định, duy trì tổ chức nguyên thuỷ hoặc đơn giản hoá tổ chức vẫn đảm bảo sự thích nghi.
  • Sự tiến hoá của loài thuộc các nhóm khác nhau và trong cùng một nhóm đã diễn ra với nhịp độ khác nhau. VD: các nhóm loài cá, lưỡng cư tiến hoá chậm, các loài động vật có vú tiến hoá rất nhanh.
Quá trình tiến hoá của sinh giới là quá trình thích nghi với môi trường sống.