Thuyết minh về: Hội An, phố cổ miền Trung.

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trên dải đất miền Trung. Ngày 4/12/1999, cùng với tháp Chàm-Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Từ thế kỉ 17, 18 có hàng trăm hàng nghìn người Hoa từ Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ... đến đôi bờ con sông Hoài sinh cơ lập nghiệp. Phố Hội An ngày một mở mang, đông vui. Ở đây hiện có những ngôi chùa cổ trên mấy trăm tuổi như: chùa Phúc Kiến, chùa Long Tuyển, chùa Triều Châu, chùa Chúc Thánh, chùa Phước Lâm,... Những lễ hội, những tập tục văn hoá xa xưa được lưu giữ mãi trong hồn người. Những chiếc áo vạt hò, quần chân quê, nón mê, guốc gỗ... của những người bán hàng rong như gợi nhớ gợi thương. Đặc biệt chiếc đèn lồng đủ mọi kích cỡ, dáng hình, màu sắc treo dọc phố, treo trước cửa nhà, treo hai bên bàn thờ tổ tiên đã ăn sâu vào kí ức và làm nên một Hội An cổ kính, hưng thịnh và tấp nập xưa nay.

Đúng 17 giờ 14 âm lịch hàng tháng, có hàng trăm hàng nghìn đèn lồng được thắp sáng lung linh như sao sa. Dọc theo các phố Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Nguyễn Thị Minh Khai,... Hãy tản bộ dọc bờ sông Hoài, ai cũng cảm thấy tâm hồn mình thảnh thơi kì lạ. Hãy đến với một gánh hàng rong nhấm nháp một bát chè bắp Cẩm Nam thơm mát, nếm một bát mì Quảng béo ngậy, thưởng thức một tô Cao lầu đặc sản thơm đậm, ngọt ngào... Hương vị, sắc màu Hội An đó.

Hãy đến thăm Chùa Long Tuyền, Chùa Gầu, thắp lên một nén nhang, ngắm hàng trăm tượng Phật, câu đối, hoành phi sơn son thếp vàng. Những chiếc áo lam của bà con đi lễ hội chùa Cầu trong ánh đèn lồng, dưới bóng trăng rằm gợi lên bao cảm xúc dạt dào, lồng lộng trăng nước.


Phố cổ Hội An, một không gian cổ kính, thanh bình. Con sông Hoài thơ mộng. Chùa Cầu tráng lê, trang nghiêm. Màu thời gian nơi phố cổ gợi cho du khách tìm về giấc mộng ngàn xưa.