Sông Đà - cái mốc quan trọng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Có thể coi Sông Đà là một cái mốc quan trọng trong quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. Nó nói rằng ngòi bút ấy đã đạt tới độ chín mới về tư tưởng và nghệ thuật.
Đọc Sông Đà, biết Nguyễn Tuân đã ngẫm nghĩ nhiều về những vấn đề tư tưởng của mình hồi 1957. Ông gọi thế là sự thẩm lậu của “con đê làng”, và lên Tây Bắc trước hết là để “hàn khẩu” con đê ấy.
Về quan điểm sáng tác, chúng ta biết, vài năm trước, Nguyễn Tuân từng cho rằng nhà văn chỉ cần “gợi ra bệnh” chứ không nhất thiết phải kê đơn, bốc thuốc cho ai. Trong Sông Đà, ông lặng lẽ cải chính ý kiến ấy bằng cách thực sự “kê đơn hốt thuốc” cho một con bệnh tư tưởng ông gặp trên đường lên Tây Bắc, chẳng hạn cho một anh thanh niên bất mãn với cuộc đời “quả hồ lô máy” không có tương lai (Đi mở đường), cho một chị áo xanh công nhân thắc mắc về vấn đề quê hương (Dọn nhà lên Điện Biên) v.v... Ông mơ ước viết một cuốn tiểu thuyết mở đường: mở đường vào thiên nhiên Tây Bắc để tìm hiểu tài nguyên giàu có của đất nước, và mở đường vào lòng người để phát hiện “Những cái quý báu trong tâm hồn người chiến sĩ, người công nhân đi mở đường” (Đi đường). Đó cũng là chủ đề của Sông Đà.
Đọc Sông Đà thấy Tổ quốc ta thật giàu đẹp. Chỉ nói riêng Than Uyên có mỏ xi măng thiên tạo, mỏ thạch anh làm thuỷ tinh ngũ sắc và đồ sứ, mỏ than mỏ lân tinh, mỏ đồng, mỏ chì… Dọc sông Nậm Hu người đãi vàng có khi được hàng lạng v.v... Cảnh Tây Bắc thì tuyệt đẹp, ở đâu tác giả cũng nổi hứng nghệ sĩ muốn cắm ngay giá vẽ mà vẽ. Núi lớp lớp mênh mông như biển sông trắng xoá như từng súc lụa lung trải ra những thung lũng lúa chín vàng choé trên đó mây trắng điểm lơ lửng như thêu nổi v.v... và hoa. Bao nhiêu là thứ hoa gạo đỏ, hoa ban, hoa mận trắng, hoa lau gia tía, hoa chấu, hoa đào, hoa A phiến, “những vạt nương phù dung A phiến Mèo, hoa xanh, hồng phân, tím, và đỏ cánh sen, đỏ lửa lựu đang gọi ong mùa xuân đến lấy nhuỵ cao nguyên luyện mật” (Gió Than Uyên). Đẹp nhất Sông Đà “tuôn dài như một áng tóc tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”.


Nhưng Sông Đà không chỉ nói vẻ đẹp thiên nhiên mà còn đi tìm vẻ đẹp của lòng người. Ông gọi đò là chất vàng mười của tâm hồn con người Tây Bắc. Ông ngược dòng lịch sử tìm chất vàng đó ở những chiến sĩ cách mạng kiên cường theo gương bất khuất nhà tù Sơn La, ở những cán bộ hoạt động bí mật hồi Tây Bắc bị giặc chiếm đóng, đã vượt qua những thử thách khủng khiếp để gây cơ cách mạng, ở những chiến sĩ quân đội, những anh chị em dân công hồi tiến quân vào Điện Biên. Ông trở về hiện lại, tìm đến những người đi mở đường suốt ngày suốt đêm, nắng cũng như mưa “không bao giờ để kỷ lục nằm quá 24 tiếng”, những chiến sĩ biên phòng Tây Trang sông heo hút trong nắng thiêu, trong gió Lào, những người công nhân Tây Bắc dũng cảm vượt thác Sông Đà vận tải hàng mậu dịch, những đồng chí bộ đội cùng chiến đấu để giải phó Điện Biên, nay lại tự nguyện đem cả gia đình lên Điện Biên lập nghiệp, những cán bộ địa chất trẻ tuổi đi tìm quặng mỏ.,.

Nơi Sông Đà đánh dấu độ chín mới của ngòi bút Nguyễn Tuân vì một mặt nó không còn mắc nhiều thói tật cũ như Đường vui, Tinh chiến dịch, mặt khá không tự trói buộc cá tính và phong cách như những sáng tác thời kỳ 1953-1956 có người cho rằng, xét về mặt phong cách, Nguvễn Tuân trước Cách mạng và tác giả Sông Đà không có gì khác nhau. Không hẳn thế. Sông Đà làm gì còn có cái thái độ ngông nghênh khinh bạc cùa Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua. Còn như giữa Nguyễn Tuân hồi ấy và Nguyễn Tuân Sông Đà vẫn có những nét tương đồng về phong cách thì lại là chuyện khác, đá là hiện tượng thông thường về mối quan hệ giữa gián đoạn và liên tục, giữa đổi mới và kế thừa trong quá trình phát triển của một nền văn học hoặc của một cây bút. Chỗ kế thừa rõ nhất của Sông Đà đối với phong cách cũ của Nguyễn Tuân là ở cách nhìn nghiêng về mặt mỹ thuật. Qua tác phẩm, Tây Bắc và Sông Đà hiện như một công trình nghệ thuật thiên tạo. Và những người lái đò trên con sông đẹp và thơ ấy, nên không giống như “Người tình nhân muôn thuở Trương Chi”, cũng là những nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác, leo ghềnh. Và khi cần ôn lai nỗi khổ đau ngàn đời của nhân dân Tây Bắc ngày trước, thì hình ảnh nổi lên đậm nét nhất của tác phẩm vẫn là hình ảnh những cô xoè-nô-tì với thứ “tô nghệ thuật” Nhưng nếu ngày xưa là cái đẹp nặng nề về hình thức và có tính hiếu kỳ đài các gắn với tầng lớp quý tộc suy tàn thì ngày nay là cái đẹp gần với nhân dân lao động, với cuộc sống đi lên, cái đẹp được nhìn nhận cả ở phía nội dung xã hội nó để lên án chế độ cũ, khẳng định chế độ mới.


Có những người cho rằng Sông Đà vẫn mang nặng khuynh hướng giật lùi về quá khứ của tác giả Vang bóng một thời. Cũng có thể thấy, ở đôi chỗ, thấp thoáng cái “rơi rớt" ấy thật (“Bóng nắng cuối cùng còn soi theo một cái bóng ngựa đèo theo một cái sọt đựng đầu người theo tưởng tượng của tồi” – Phố Núi). Nhưng nhìn chung, Sông Đà nếu có viết về quá khứ, cũng với tinh thần hướng về hiện tại và tương lai.