Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. Từ thuần Việt và từ mượn:

1. Giải thích:

- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.

- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

2. Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc từ: tiếng Trung Quốc cổ.

3.

- Từ mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện, buồm

- Từ mượn tiếng Ấn – Âu: ti vi, xà phòng, ra-đi-ô, mít tinh, ga, xô viết, bơm, in-tơ-nét

4. Nhận xét:

- Các từ mượn đã Việt hóa cao (tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp…) thì viết giống như thuần Việt.

- Các từ mượn chưa được Việt hóa cao thì khi viết có gạch nối giữa các tiếng.

II. Nguyên tắc mượn từ

Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nói với chúng ta rằng: mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt nhưng chỉ mượn từ khi tiếng Việt chưa có hoặc khó dịch còn khi tiếng Việt đã có từ thì không nên mượn tùy tiện.

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1 (SGK, trang 26):

a) Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.

b) Mượn tiếng Hán: gia nhân.

c) Mượn tiếng Anh: pốp, in-tơ-nét.

Mượn tiếng Hán: quyết định

Câu 2 (SGK, trang 26):

a)

- Khán giả: khán = xem, giả = người ⟹ người xem.

- Thính giả: thính = nghe, giả = người ⟹ người nghe.

- Độc giả: độc = đọc, giả = người ⟹ người đọc.

b)

- Yếu điểm: yếu = quan trọng, điểm = chỗ (điểm) ⟹ chỗ quan trọng, điểm quan trọng.

- Yếu lược: yếu = quan trọng, lược = tóm tắt ⟹ tóm tắt những điều quan trọng.

- Yếu nhân: yếu = quan trọng, nhân = người ⟹ người quan trọng.

Câu 3 (SGK, trang 26):

a) Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…

b) Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi-đông, gác-đờ-bu,…

c) Là tên một số đồ vật như: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong…

Câu 4 (SGK, trang 26):

- Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao.

- Có thể dùng trong những hoàn cảnh:

+ Hoàn cảnh giao tiếp với bạn bè, người thân.

+ Có thể dùng để viết tin, đăng báo.

Câu 5 (SGK, trang 26): Nghe-viết: Thánh Gióng (từ Tráng sĩ mặc áo giáp đến lập đền thờ ngay ở quê nhà.)