Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản siêu ngắn

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Trả lời câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

1.

Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc trong buổi tựu trường đầu tiên của mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường, trường Mĩ Lí, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.

2.

- Chủ đề văn bản: Những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên.

- Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản hướng tới và thể hiện.

3.

Chủ đề của văn bản bản chính là đối tượng mà văn bản đề cập và thể hiện.

I. TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

1.

Trả lời câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

- Căn cứ vào nhan đề Tôi đi học, nhan đề đó khiến ta dự đoán văn bản nói về chuyện nhân vật “Tôi” đi học.

- Ngoài ra còn có các từ ngữ, các câu biểu thị ý nghĩa đi học được lặp lại nhiều lần:

+ Hôm nay tôi đi học.

+ Hằng năm vào cuối thu... lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man cùa buổi tựu trường.

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy.

+ Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng.

+ Tôi bặm tay ghì thật chặt nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất...

2.

Trả lời câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

a. Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật: Nao nức, quên thế nào được, tưng bừng, rộn rã, rụt rè, trang trọng, đứng đắn, âu yếm, non nớt, ngây thơ, ngập ngừng, thút thít…

b. Những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường, khi cùng các bạn đi vào lớp:

- Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, lần này tự nhiên thấy lạ

- Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, hôm nay tôi đi học

- Không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa

- Cảm thấy mình trang trọng

- Trước đó, trường đối với tôi là một nơi xa lạ

- Cũng như tôi mấy cậu học trò bỡ ngỡ

- Cảm thấy mình chơ vơ…

3.

Trả lời câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

- Tính thống nhất của chủ đề văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đề thể hiện ý nghĩa của chủ đề.

III. LUYỆN TẬP

1.

Trả lời câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

a.

Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả và về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ (Rừng cọ trập trùng).

- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá).

- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ:

+ Căn nhà núp dưới lá cọ

+ Trường học khuất trong rừng cọ

+ Đi trong rừng cọ

- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ.

- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ.

=> Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi.

b. Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi.

c. Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

2.

Trả lời câu 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

- Ý có khả năng làm bài viết không bảo đảm tính thống nhất về chủ đề là: b và d.

3.

Trả lời câu 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 8, tập 1):

Bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài:

a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.

b) Cảm thấy con đường “đi lại lắm lần” tự nhiên cũng thấy lạ, nhiều cảnh vật thay dổi.

c) Muốn cố gắng tự mang sách vở như một học trò thực sự.

d) Cảm thấy ngôi trường vốn qua lại nhiều lần cùng có nhiều biển đổi.

e) Cảm thấy gần gũi, thân thương đối với lớp học, với những người bạn mới.