Sổ tay học văn - văn học - Trịnh Quỳnh, Phùng Thị Tường Vy

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Sổ tay học văn - văn học - Trịnh Quỳnh, Phùng Thị Tường Vy
Bước 1: Xác định nội dung văn bản và lựa chọn hình ảnh trung tâm phù hợp
Với hình ảnh trung tâm bạn ngay lập tức nắm được chủ đề hay nội dung của văn bản cần
đọc hiểu. Trí não của bạn sẽ tưởng tượng và tập trung tư duy về vấn đề đó. Bạn sẽ có
nhiều ý tưởng về vấn đề người hỏi đang đặt ra cho bạn. Rõ ràng hình ảnh giúp bạn tư duy
nhanh hơn, hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.
Bước 2: Xác định các cấp độ của câu hỏi.
Thông thường một đề đọc hiểu gồm có 4 câu hỏi ở 4 cấp độ khác nhau. Khi phân chia các
cấp độ của câu hỏi, nếu là giáo viên có thể biết câu hỏi mình đặt ra đã đúng chuẩn chưa,
còn nếu là học sinh có thể biết được cách trả lời tùy mức độ yêu cầu.
Nhận biết là câu hỏi cấp độ 1: chỉ cần học sinh đọc kĩ văn bản để nhận ra phong
cách, phương thức biểu đạt hay nội dung chính của văn bản... câu hỏi cấp độ này chỉ cần
trả lời thật ngắn gọn, đủ ý.
Thông hiểu là câu hỏi đòi hỏi bắt đầu tư duy và suy nghĩ để tìm câu trả lời, đôi khi
câu trả lời ở ngay trong văn bản. Dạng câu hỏi thông hiểu thường là vì sao, ý nghĩa của,
liệt kê các hình ảnh...học sinh không cần suy nghĩ quá sâu xa, không cần suy nghĩ ngoài
văn bản.
Vận dụng là câu hỏi cấp độ 3 thường yêu cầu học sinh nhận định đánh giá vấn đề
hoặc phân tích một phần văn bản. Câu hỏi này đòi hỏi học sinh có thái độ, quan điểm
riêng của bản thân. Câu hỏi chưa đòi hỏi khả năng hành văn nhưng ý phải rõ ràng, mạch
lạc.
Vận dụng cao là câu hỏi cấp độ 4 thường yêu cầu học sinh từ vấn đề đặt ra trong
văn bản vận dụng vào giải quyết một tình huống thực tế. Bạn phải vận dụng kiến thức xã hội cộng với khả năng hành văn để viết đoạn ngắn sao cho thật xúc tích, các ý không
trùng lặp.
Như vậy xác định được mục đích của câu hỏi ngay từ đầu sẽ giúp bạn trả lời đúng
trọng tâm đúng yêu cầu của câu hỏi. Người xưa có câu, biết địch biết ta trăm trận trăm
thắng.
Bước 3: Hình thành ý trả lời.
Đây là bước quan trọng nhất giúp bạn ăn điểm hoàn toàn. Thông thường, bạn hay bị sót ý
khi trả lời các câu hỏi đọc hiểu, nhưng với sơ đồ tư duy các ý sẽ được phân chia và không
bao giờ lặp nhau.
Để đi đến đáp án cuối cùng, bạn phải trải qua nhiều bước. Điều này tương ứng với các
cấp độ của sơ đồ tư duy.
Ví dụ: để xác định được nội dung chính của văn bản (chủ đề của văn bản), trước tiên bạn
phải xác định được đề tài của văn bản.
Xác định đề tài bạn trả lời cho câu hỏi: ai, cái gì, sự việc gì... (đề tài người lính, đề tài
người nông dân, đề tài tình mẫu tử, đề tài về lòng yêu nước....)
Chủ đề là sự cụ thể hóa, là sự triển khai chi tiết đề tài ở trên. Để xác định chủ đề bạn trả
lời cho câu hỏi: chủ đề trên ra sao, như thế nào, có ý nghĩa gì...
 
Sửa lần cuối: