Phương pháp Chuẩn hóa sóng âm vật lý 12

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Phương pháp Chuẩn hóa sóng âm là tài liệu quan trọng chương sóng cơ học thuộc chương trình vật lý lớp 12. Các em cần học tốt chuyên đề này bởi kiến thức sóng cơ học sẽ xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT, cao đẳng và đại học. Trong phạm vi bài viết Phương pháp Chuẩn hóa sóng âm sẽ giới thiệu chi tiết cơ sở lý thuyết, bài tập minh họa, bài tập vận dụng và bài tập sóng cơ nâng cao.

Sóng âm là gì?
Sóng âm là sóng cơ được lan truyền trong các môi trường rắn lỏng khí.

Ví dụ 1: (ĐH-2012): Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng

Ví dụ 2.(Chuyên SP Hà Nội 2016). Tại O có một nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất không đổi. Một người mang theo một máy dao động ký điện tử và đi bộ từ A đến C theo một đường thẳng. Người này ghi được âm thanh từ nguồn O và thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I . Tỉ số AO/AC bằng:

Ví dụ 3: Ba điểm O, M, N cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O. Tại O đặt một nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại M là 70 dB, tại N là 30dB. Nếu chuyển nguồn âm đó sang vị trí M thì mức cường độ âm tại trung điểm MN khi đó là

Ví dụ 4: (QG).Cho 4 Điểm O, M, N, và P nằm trong môi trường truyền âm. Trong đó, M và N trên nữa đường thẳng xuất phát từ O, tam giác MNP là tam giác đều. Tại O, đặt một nguồn âm điểm có công suất không đổi, phát âm đẵng hướng ra môi trường. Coi môi trường không hấp thụ âm. Biết mức cường độ âm tại M và N lần lượt là 50dB và 40dB. Mức cường độ âm tại P là

Ví dụ 5. (Chuyên Vinh lần 2 ): Người ta định đầu tư một phòng hát Karaoke hình hộp chữ nhật có diện tích sàn khoảng 18 m2 , cao 3 m. Dàn âm thanh gồm 4 loa có công suất như nhau đặt tại các góc dưới A, B và các góc A’, B’ ngay trên A, B, màn hình gắn trên tường ABB’A’. Bỏ qua kích thước của người và loa, coi rằng loa phát âm đẳng hướng và tường hấp thụ âm tốt. Phòng có thiết kế để công suất đến tai người ngồi hát tại trung điểm M của CD đối diện cạnh AB là lớn nhất. Tai người chịu được cường độ âm tối đa bằng 10 W/m2 . Công suất lớn nhất của mỗi loa mà tai người còn chịu đựng được xấp xỉ

Ví dụ 6: (Nghệ An ). Một nguồn phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẵng hướng và không hấp thụ âm. Một người đứng ở A cách nguồn âm một khoảng d thì nghe thấy âm có cường độ là I. Người đó lần lượt di chuyển theo hai hướng khác nhau, khi theo hướng AB thì người đó nghe thấy âm to nhất là 4I và khi đi theo hướng AC thì người đó nghe được âm to nhất có cường độ 9I. Góc BAC có giá trị xấp xỉ bằng

Ví dụ 7. ( PTQG). Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy ( xem là nguồn âm điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài, một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng không và gia tốc có độ lớn là 0,4 m/s2 cho đến khi dừng lại tại N ( cổng nhà máy). Biết NO = 10 m và mức cường độ âm ( do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cường độ âm tại M là 20 dB. Cho rằng môi trường truyền âm đẵng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?