Phân tích chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. Đọc – hiểu
1. Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 -1989): quê ở làng Thơi – Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu – Nghệ An.

- NMC đã từng là người lính theo học trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ 1952 – 1958 công tác và chiến đấu ở sư đoàn 320, sau đó sang công tác tạp chí quân đội.

-NMC là một trong đại diện suất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại suốt một đời cầm bút, nhà văn đã không ngừng trăn trở về số phận của nhân dân và trách nhiệm người cầm bút. Hành trình sáng tác của NMC chia làm hai giai đoạn rõ rệt. Sau thập kỷ 80 ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh. Tâm điểm khám phá của NMC là con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. NMC là cây bút tiên phong của văn học VN thời kỳ đổi mới. Là một trong những người mở đường “tinh anh và đầy tài năng của công cuộc đổi mới văn học.

-NMC là người suốt đời đi tìm cái “đẹp” và cái “thật”, tha thiết kiếm tìm cái hạt ngọc ấn dấu trong bề sâu tâm hồn con người. Từ những ngày còn trong khói lửa NMC đã tâm niệm: “bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống của dân tộc, sau này ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày càng tốt đẹp, chính cuộc chiến đấu ấy mới thật lâu dài”

Sau năm 1975 đất nước thoát khỏi hoàn cảnh chiến tranh, cuộc sống trở lại với những quy luật của thời bình. NMC đã có những trăn trở cách tân dũng cảm và đầy bản lĩnh. Cảm hứng sử thi được thay đổi bằng cảm hứng thế sự đời tư. Con người sử thi được thay bằng con người đời thường với cái đa chiều muôn mặt của nó. Từ dấu chân người lính năm 1970 đến bức tranh năm 1982 chiếc thuyền ngoài xa 1983 là một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng chìm chiều sâu cuộc sống con người của NMC.

Phong cách nghệ thuật: Một điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của NMC là sáng tạo tình huống. Tình huống gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm trong câu chuyện cổ tích tình yêu thời chiến và tình huống khám phá nhận thức trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác – xx:

Tác phẩm được hoàn thành 8/1983 trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc, đất nước thống nhất trong nền độc lập hòa bình. Cuộc sống với muôn mặt đời thường đã trở lại sau chiến tranh. Những vấn đề của đời sống nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý nay được đặt ra nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới nhiều yếu tố mới nẩy sinh. Đặc biệt khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới như một tất yếu khách quan văn học cũng phải đổi mới di những tác động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa nằm trong hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới là hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.

Tác phẩm được in lần đầu trong tập bến quê xuất bản năm 1985, về sau tác giả lấy lầm tên chung cho một tập truyện ngắn khác xuất bản năm 1987.

b. Mục đích sáng tác.

Tái hiện bi kịch của giai đoạn cậu bé Phác qua cảm nhận của nghệ sĩ Phùng từ đó gửi gắm những trăn trở day dứt của nhà văn về cuộc đời con người và nghệ thuật.

c. Tóm tắc tác phẩm: Theo yêu cầu của trưởng phòng nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến vùng biển miền Trung để chụp cho tấm lịch.

Sau nhiều ngày phục kích người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền tiến vào bờ anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó, cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ người mẹ đã đánh trả lại cha mình. Ba ngày sau cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã rat ay can thiệp và bị người chồng đánh cho bị thương vào đầu. Theo lời mời của chánh án Đẩu ( người đồng đội cũ của Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến tòa án huyện, tại đây người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng. Chị đã kể cho Phùng và Đẩu nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Đó cũng là lý do cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, nghệ sĩ Phùng đã có một tấm ảnh được chọn vào bộ lịch thuyền biển năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh hình ảnh người đàn bà hàng chài lại hiện lên đầy ám ảnh.

II. Đọc – hiểu văn bản:

NMC đã lựa chọn cho những sáng tác của mình cái tên độc đáo liên quan cảm hứng tư tưởng .......tác phẩm. Một mảnh trăng cuối rừng neo đậu trong tâm trí người đọc. Bởi một không gian bát ngát ánh trăng bồng bềnh trong sương và người con gái nhân vật chính của câu chuyện cũng mang tên trăng. Đến với Chiếc thuyền ngoài xa – một truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX, ta lại khám phá cái tên của tác phẩm ở góc độ và khía cạnh khác. Nhan đề tác phẩm có sức khái quát và gợi mở gắn với tình huống một tư tưởng chủ đề của thiên chuyện. Hình ảnh CTNX vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, Nghĩa thực của CTNX như nó vốn có – một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên vùng biển miền Trung. Khi ở phía xa bờ trăng mù sương, chiếc thuyền hài hòa với khung cảnh biển cả lúc bình minh. Đó là một thứ tĩnh vật thơ mộng của thiên nhiên ban tặng cho cuộc đời. Dưới cái nhìn của nghệ sĩ Phùng đó là một khung cảnh toàn bích đem lại bao cảm xúc đắm say cho tâm hồn con người. Nhưng chiếc thuyền ngoài xa còn là một ẩn dụ về những kiếp sống, những số phận nhỏ nhoi, lênh đênh phiêu dạt trên biển cả của những gia đình hàng chài. Đó còn là một gợi ý về khoảng cách cự li “nhìn ngắm” cuộc đời của người nghệ sĩ. Nếu tiếp cận hiện thực ở phía xa, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm sẽ mang tính chất phiến diện một chiều. Từ đó nhà văn trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Vai trò và thiên chức của người nghệ sĩ phải đồng cảm thấu hiểu phải có cái nhìn đa chiều và toàn diện để góp phần cải tạo cuộc sống, khám phá bức ảnh hiện thực. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người vì cuộc đời. NMC dường như đã gặp gỡ với Nam Cao trong một quan điểm người nghệ sĩ cần phải cứ đứng trong lao khổ mở hồn ra để đón nhận những vang động của đời.