Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết cấu tạo. Năng lượng liên kết và Sự phóng xạ

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Câu 1: Viết ký hiệu 2 hạt nhân chứa 2p và 1n; 3p và 5n:
A. \(_{2}^{3}\textrm{X};\, _{3}^{5}\textrm{Y}\)
B. \(_{2}^{3}\textrm{X};\, _{3}^{8}\textrm{Y}\)
C. \(_{2}^{1}\textrm{X};\, _{3}^{5}\textrm{Y}\)
D. \(_{3}^{2}\textrm{X};\, _{3}^{8}\textrm{Y}\)
Giải:
\(\left\{\begin{matrix} 2p\\1n \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} Z=2p\\A=2+1=3nuclon \end{matrix}\right.\rightarrow _{2}^{3}\textrm{X}\)
\(\left\{\begin{matrix} 3p\\5n \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} Z=3p\\A=3+5=8nuclon \end{matrix}\right.\rightarrow _{3}^{8}\textrm{Y}\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.

Câu 2: Hạt nhân \(_{8}^{17}\textrm{O}\) có
A. 8 prôtôn; 17 nơtron
B. 9 prôtôn; 17 nơtron
C. 8 prôtôn; 9 nơtron
D. 9 prôtôn; 8 nơtron
Giải:
\(_{8}^{17}\textrm{O}\) gồm \(\left\{\begin{matrix} 8\, proton\\ 17-8=9\, notron \end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu C.

Câu 3: Từ kí hiệu của một hạt nhân nguyên tử là X là \(_{3}^{6}\textrm{X}\), kết luận nào dưới đây chưa chính xác
A. Hạt nhân của nguyên tử này có 6 nuclôn
B. Đây là nguyên tố đứng thứ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn
C. Hạt nhân này có 3 prôtôn và 3 nơtron
D. Hạt nhân này có 3 prôtôn nhiều electron.
Giải:
\(_{3}^{6}\textrm{X}\) : hạt nhân không có electron.
\(\Rightarrow\) Chọn câu D.

Câu 4: Liên hệ nào sau đây của đơn vị khối lượng nguyên tử u là sai?
A. u có trị số bằng \(\frac{1}{2}\) khối lượng của đồng vị \(_{6}^{12}\textrm{C}\)
B. khối lượng của một nuclôn xấp xỉ bằng 1u
C. Hạt nhân \(_{Z}^{A}\textrm{X}\) có khối lượng xấp xỉ Z.u
D. \(1\textrm{u}=931,5\frac{MeV}{c^{2}}\)
Giải:
\(_{Z}^{A}\textrm{X}\) : có khối lượng xấp xỉ A.u
\(\Rightarrow\) Chọn câu C.

Câu 5: Các hạt nhân có cùng số prôtôn với nhau gọi là
A. Đồng vị
B. Đồng đẳng
C. Đồng phân
D. Đồng khối
Giải:
Các hạt nhân có cùng số proton được gọi là đồng vị
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.

Câu 6: Chọn câu đúng đối với hạt nhân nguyên tử
A. Khối lượng hạt nhân xem như khối lượng nguyên tử
B. Bán kính hạt nhân xem như bán kính nguyên tử
C. Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt prôtôn và electron
D. lực tĩnh điện liên kết các nuclôn trong nhân nguyên tử
Giải:
Khối lượng hạt nhân gần bằng số khối lượng nguyên tử.
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.

Câu 7: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ:
A. Các nơtron. B. Các nuclôn.
C. Các prôtôn. D. Các electron.
Giải:
Cấu tạo hạt nhân gồm các nuclon
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.

Câu 8: Theo lý thuyết của Anhtanh, một vật có khối lượng m$_{0}$ khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối lượng sẽ tăng dần lên thành m với:
A. \(m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}\)
B. \(m=m_{0}\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}\)
C. \(m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v}{c}}}\)
D. \(m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{c^{2}}{v^{2}}}}\)
Giải:
\(m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.

Câu 9: Một vật có khối lượng nghỉ m$_{0}$ = 1kg. Khi chuyển động với vận tốc v = 0,6c thì khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. m = 1 kg
B. 1,25kg
C. 0,8kg
D. 0,6kg
Giải:
\(m=\frac{m_{0}}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}=\frac{1}{\sqrt{1-0,6^{2}}}=1,25(kg)\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.
Câu 10: Một hạt có động năng bằng năng lượng nghỉ. Vận tốc của nó là:
A. \(\sqrt{3}c/2\)
B. 0,6c
C. 0,8c
D. 0,5c
Giải:
\(E_{d}=E-E_{0}\Rightarrow E_{d}=E_{0}(\frac{1}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}-1)\)
Mà:
\(E_{d}=E_{d0}\Rightarrow \frac{1}{\sqrt{1-\frac{v^{2}}{c^{2}}}}-1=1\Rightarrow c=\frac{\sqrt{3}}{2}c\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.
Câu 11: Công thức tính độ hụt khối của nguyên tố \(_{Z}^{A}\textrm{X}\)
A. \(\Delta m=(Z.m_{p}+(A-Z)m_{n})-m_{X}\)
B. \(\Delta m=0\)
C. \(\Delta m=(Z.m_{p}+(Z-A)m_{n})-m_{X}\)
D. \(\Delta m=m_{X}-(Z.m_{p}+(Z-A)m_{n})\)
Giải:
\(\Delta m=(Z.m_{p}+(A-Z)m_{n})-m_{X}\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.

Câu 12: Năng lượng liên kết là:
A. Năng lượng dùng để liên kết các prôtôn
B. Năng lượng để liên kết các nơtron
C. Năng lượng dùng để liên kết tất các nuclôn
D. Năng lượng dùng để liên kết một nuclôn
Giải:
Năng lượng liên kết là năng lượng dùng để liên kết tất cả các nuclon.
\(\Rightarrow\) Chọn câu C.
Câu 13: Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
Giải:
\(\Delta m_{X}=\Delta m_{Y}\)
\(A_{X}>A_{Y}\)
\(W_{lkr}=\frac{\Delta m}{A}\Rightarrow W_{lkr(X)}<W_{lkr(Y)}\)
\(\Rightarrow\) Hạt Y bền hơn hạt X
\(\Rightarrow\) Chọn câu A.

Câu 14: Khi nói về tia γ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia X.
B. Tia γ không phải là sóng điện từ.
C. Tia γ có tần số lớn hơn tần số của tia X.
D. Tia γ không mang điện.
Giải:
Tia γ là sóng điện từ
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.

Câu 15: Tìm phát biểu đúng về tia \(\alpha\)?
A. Tia \(\alpha\) là sóng điện từ
B. Tia \(\alpha\) chuyển động với tốc độ trong không khí là 3.10$^{8}$ m/s
C. Tia \(\alpha\) bị lệch phía bản tụ điện dương
D. Tia \(\alpha\) là dòng hạt nhân \(_{2}^{4}\textrm{He}\)
Giải:
Tia \(\alpha\) là dòng hạt nhân \(_{2}^{4}\textrm{He}\)
\(\Rightarrow\) Chọn câu D.

Câu 16: Tìm phát biểu sai?
A. Tia \(\alpha\) có khả năng ion hoá không khí mạnh hơn tia \(\beta\) và gamma
B. Tia \(\beta\) gồm hai loại đó là \(\beta^{-}\) và \(\beta^{+}\).
C. Tia gamma có bản chất sóng điện từ
D. Tia gamma cùng bản chất với tia \(\alpha\) và \(\beta\) vì chúng đều là các tia phóng xạ.
Giải:
+ Tia \(\gamma\) là sóng điện từ.
+ Tia \(\alpha\) và \(\beta\) là tia phóng xạ.
\(\Rightarrow\) Chọn câu D.

Câu 17: Sau khi phóng xạ a hạt nhân mẹ chuyển thành hạt nhân mới, hạt nhân mới sẽ bị dịch chuyển như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Không thay đổi
B. Tiến 2 ô
C. lùi 2 ô
D. tăng 4 ô
Giải:
\(_{Z}^{A}\textrm{X}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{Z-2}^{A-4}\textrm{Y}\)
\(\Rightarrow\) Hạt nhân Y lùi 2 ô so với hạt nhân X trong bảng hệ tuần hoàn
\(\Rightarrow\) Chọn câu C.

Câu 18: Tìm phát biếu sai về phóng xạ
A. Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân
B. Không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh
C. Mang tính ngẫu nhiên
D. Có thể xác định được một hạt nhân khi nào sẽ phóng xạ.
Giải:
Sự phóng xạ không biết được thời điểm bắt đầu và kết thúc.
\(\Rightarrow\) Chọn câu D.

Câu 19: Tìm phát biểu sai về chu kỳ bán rã
A. Chu kỳ bán rã là thời gian để một nửa số hạt nhân phóng xạ
B. Chu kỳ bán rã phụ thuộc vào khối lượng chất phóng xạ
C. Chu kỳ bán rã ở các chất khác nhau thì khác nhau
D. Chu kỳ bán rã độc lập với điều kiện ngoại cảnh
Giải:
Chu kỳ bán rã không phụ thuộc vào khối lượng
\(\Rightarrow\) Chọn câu B.

Câu 20: Tia nào sau đây không phải là sóng điện từ?
A. Tia gama
B. Tia X
C. Tia sáng đỏ
D. Tia \(\alpha\)
Giải:
Tia \(\alpha\) là dòng hạt nhân \(_{2}^{4}\textrm{He}\) \(\Rightarrow\) Không phải sóng điện từ.
\(\Rightarrow\) Chọn câu D.