Ôn luyện thi THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học - Lê Phạm Thành

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Ôn luyện thi THPT Quốc gia 2018 môn Hóa học - Lê Phạm Thành
Ví dụ 19. Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo
A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no.
B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.
C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.
D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Phân tích và hướng dẫn giải:

Chất béo càng nhiều gốc axit béo không no thì nhiệt độ sôi càng thấp  Đáp án B.
Ví dụ 20. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

Phân tích và hướng dẫn giải:
Chất béo là một loại lipit nên có các tính chất chung của lipit  B đúng.
Dầu ăn có bản chất là triglixerit thành phần nguyên tố gồm C, H, O. Mỡ bôi trơn có bản chất là các
hiđrocacbon (ankan ở trạng thái rắn) thành phần nguyên tố chỉ gồm C và H  Dầu ăn và mỡ bôi
trơn không cùng thành phần nguyên tố.
 Đáp án C.
Ví dụ 21. Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai loại chất lỏng: dầu bôi trơn máy, dầu thực vật.
Cách đơn giản nhất để phân biệt hai chất lỏng trên là phương án nào dưới đây ?
A. Cho dung dịch KOH dư vào.
B. Cho Cu(OH)2 vào.
C. Đun nóng với dung dịch NaOH dư.
D. Đun nóng với dung dịch KOH dư, để nguội, rồi cho thêm từng giọt dung dịch CuSO4.

Phân tích và hướng dẫn giải:

 Định hướng tư duy giải: Dầu thực vật là chất béo, dầu bôi trơn máy là hiđrocacbon.
 Hướng dẫn giải
- Phương án A: Cho KOH dư cả 2 loại chất lỏng đều không tan và nhẹ hơn nên nổi lên trên.
- Phương án B: Cho Cu(OH)2 cả 2 loại chất lỏng đều không tan và nổi lên trên.
- Phương án C: Dầu thực vật phản ứng với NaOH đun nóng tạo ra xà phòng và glixerol đều tan trong
nước. Hỗn hợp từ tách lớp trước khi đun tạo thành dung dịch đồng nhất sau khi đun. Dầu bôi trơn
máy không có phản ứng vẫn tạo hỗn hợp tách lớp với dung dịch KOH  phân biệt được.
- Phương án D: Đun nóng với dung dịch KOH dầu thực vật bị thủy phân tạo ra glixerol, thêm dung
dịch CuSO4 phản ứng KOH dư tạo Cu(OH)2, Cu(OH)2 tạo phức với glixerol cho dung dịch màu xanh
lam. Dầu bôi trơn máy không phản ứng với dung dịch KOH  phân biệt được.
Tuy nhiên phương án C đơn giản hơn  Đáp án C.
 
Sửa lần cuối: