Toán 12 Nguyên hàm cơ bản và lời giải chi tiết

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Bài tập nguyên hàm cơ bản kèm lời giải chi tiết sẽ giúp bạn học chương nguyên hàm hiệu quả hơn.

Câu 1. Tính $\int{(x-\sin 2x)dx}$
A. $\frac{{{x}^{2}}}{2}+\sin x+C$.
B. $\frac{{{x}^{2}}}{2}+\cos 2x+C$.
C. ${{x}^{2}}+\frac{1}{2}\cos 2x+C$.
D. $\frac{{{x}^{2}}}{2}+\frac{1}{2}\cos 2x+C$.
Hướng dẫn giải
Chọn D.
Ta có $\int{(x-\sin 2x)dx}=\int{xdx-\int{\sin 2xdx}=\frac{{{x}^{2}}}{2}}+\frac{1}{2}\cos 2x+C$.

Câu 2. Tìm nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)=x\sqrt{x}$
A. $\int{f\left( x \right)d\text{x}}=\frac{2}{5}{{x}^{2}}\sqrt{x}+C$
B. $\int{f\left( x \right)d\text{x}}=\frac{1}{5}{{x}^{2}}\sqrt{x}+C$
C. $\int{f\left( x \right)d\text{x}}=\frac{2}{5}x\sqrt{x}+C$
D. $\int{f\left( x \right)d\text{x}}=\frac{3}{2}\sqrt{x}+C$
Hướng dẫn giải
- Phương pháp: Áp dụng các công thức $\int{{{x}^{\alpha }}dx}=\frac{{{x}^{\alpha +1}}}{\alpha +1}+C;\,\,\sqrt[n]{{{a}^{m}}}={{a}^{\frac{m}{n}}};\,\,{{a}^{m}}.{{a}^{n}}={{a}^{m+n}}$
- Cách giải: $\int{x\sqrt{x}dx}=\int{{{x}^{\frac{3}{2}}}dx}=\frac{2}{5}{{x}^{\frac{5}{2}}}+C=\frac{2}{5}{{x}^{2}}\sqrt{x}+C$

Câu 3. Mệnh đề nào dưới đây sai?
A. $\int{{f}'\left( x \right)\text{d}x}=f\left( x \right)+C$ với mọi hàm $f\left( x \right)$ có đạo hàm trên $\mathbb{R}$.
B. $\int{kf\left( x \right)\text{d}x}=k\int{f\left( x \right)\text{d}x}$ với mọi hằng số $k$ và với mọi hàm số $f\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$.
C. $\int{\left[ f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]\text{d}x}=\int{f\left( x \right)\text{d}x}-\int{g\left( x \right)\text{d}x}$, với mọi hàm số $f\left( x \right),\,\,g\left( x \right)$ liên tục trên $\mathbb{R}$.
D. $\int{\left[ f\left( x \right)+g\left( x \right) \right]\text{d}x}=\int{f\left( x \right)\text{d}x}+\int{g\left( x \right)\text{d}x}$, với mọi hàm số $f\left( x \right),\,\,g\left( x \right)$liên tục trên $\mathbb{R}$.
Hướng dẫn giải
Chọn B.
Dựa vào định nghĩa nguyên hàm và tính chất.

Câu 4. Với $a>0$ , cho các mệnh đề sau
$\left( i \right).\int{\frac{dx}{ax+1}=\frac{1}{a}\ln (ax+1)+C.}$ $\left( ii \right).\int{{{a}^{x+3}}dx=\frac{{{a}^{x+3}}}{\ln a}+C}$ $\left( iii \right).\int{{{(ax+b)}^{22}}dx=\frac{{{(ax+b)}^{23}}}{23}+C}$
Số các khẳng định sai là:
A. $1$
B. $2$
C.$3$
D.$0$
Hướng dẫn giải
Ta thấy $\int{\frac{dx}{ax+1}=\frac{1}{a}\ln \left| ax+1 \right|+C.}$ nên $(i)$ sai
$\left( \frac{{{a}^{x+3}}}{\ln a}+C \right)'=\frac{1}{\ln a}{{a}^{x+3}}.\ln a={{a}^{x+3}}$ nên $(ii)$ đúng
$\left( \frac{{{(ax+b)}^{23}}}{23}+C \right)'=a{{(ax+b)}^{22}}$ nên $(iii)$ sai
Do đó có 2 đáp án đúng
Chọn đáp án $B$

Câu 5. Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. $\int{\frac{\text{d}x}{\sqrt{x}}=2\sqrt{x}+c.}$
B. $\int{{{2}^{x}}\text{d}x={{2}^{x}}+c.}$
C. $\int{\frac{\text{d}x}{{{x}^{2}}}}=\frac{1}{x}+c.$
D. $\int{\frac{\text{d}x}{x+1}}=\ln \left| x \right|+c.$
Hướng dẫn giải
Chọn A.
Đặt $t=\sqrt{x}\Rightarrow x={{t}^{2}}\Rightarrow \text{d}x=2t\text{dt}\Rightarrow \int{\frac{\text{d}x}{\sqrt{x}}=\int{\frac{2t}{t}\text{dt}}=2t+C=2\sqrt{x}+C.}$

Câu 6. Hàm số $F\left( x \right)={{e}^{x}}-\cot x+C$ là nguyên hàm của hàm số $f\left( x \right)$ nào?
A. $f\left( x \right)={{e}^{x}}+\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\cdot $
B. $f\left( x \right)={{e}^{x}}-\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\cdot $
C. $f\left( x \right)={{e}^{x}}-\frac{1}{{{\cos }^{2}}x}\cdot $
D. $f\left( x \right)={{e}^{-x}}+\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}\cdot $
Hướng dẫn giải
Chọn A.
Ta có $\int{f\left( x \right)\text{d}x}=F\left( x \right)\Leftrightarrow {{\left( F\left( x \right) \right)}^{\prime }}=f\left( x \right)$.
Khi đó ${{\left( {{e}^{x}}-\cot x+C \right)}^{\prime }}={{e}^{x}}+\frac{1}{{{\sin }^{2}}x}$.
.
 
Sửa lần cuối: