Người lái đò sông đà - Nguyễn Tuân

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12
người lá đò sông đà.jpg

I- Đọc- tìm hiểu

1. Hoàn cảnh sáng tác- xuất xứ- mục đích sáng tác Tác phẩm:

" Người lái đò sông Đà” được viết ở Điện Biên (10/1958) hoàn thành vào tháng 4/1960 ở Hà Nội. Được in trong tập kì “ Sông Đà” (1960). Tập kí” Sông Đà” là thành quả đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân thu được trong chuyến đi thực tế gian khổ hà hứng đến miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn, không chit để thoả mãn thú vui, tìm đến nhiều miền Đất lạ cho thoả những khao khát “ xê dịch” mà chủ yếu để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng 10 đã qua thử lửa ở tâm hồn những con người lao động và chiến đấy trên miền núi sông hùng vic đó. Nguyễn Tuân viết sông Đà vào những năm 1960 khi miền Bắc bất tay vào công cuộc xây dựng CNXH, thực hiện kế hoạch 5 năm. Các văn nghệ sĩ náo nứa lên dduownggf thực tế để tìm came hứng cho sáng tác. Tập kí sông Đà đã cho người đọc nhận ra một diện mạo mộc mạc mới mẻ của nhà văn Nguyễn Tuân, khao khát hoà nhập với cuộc sống mới.

Tác phẩm cũng thể hiện bước chuyển mình trong phong cách nghệ thuật của nhà văn trước và sau Cách mạng, sở trường tuỳ bút được phát huy, những ghi chép sự thật và thông tin thời vụ chính xác, những liên tưởng phóng túng, táo bạo, bất ngờ, cái nhìn sự vật đa chiều.

Mục đích sáng tác

Tác phẩm tái hiện vẻ đẹp của con sông Đà và ngườu lái đò trên dòng Đà giang qua đó bộc lộ tình cảm yếu mền, thiết tha, tự hào với cảnh sắc thiên nhiên đất nước và vẻ đẹp của con người trong cuộc sống mới, đồng thời tác ohamr cũng cho thấy sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

2. Tư liệu tham khảo

“ Tự do là phép tắc duy nhất của tuỳ bút” ( G.s Nguyễn Văn Hạnh)

“ Tuỳ bút đó là một thể loại văn xuôi rất mềm mại, ở đó nhà văn không cần nhân vật, không cần cốt truyện, chỉ đứng ra kể, mà tả trước bạn được”

Tác phẩm

Qua hơn 50 năm viết không nghỉ, Nguyễn Tuân là một trong mấy nhà văn lớn mở đường và đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX. CÙng vowus những bạn cùng thời như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Tuân đã đạt viên đá riêng vào cái nền còn mới mẻ của nền văn xuôi Việt Nam và viên đá của Nguyễn Tuân là một hòn đá mà tôi tinlaf sẽ chắc bền trong thời gian.
( Nguyễn Đình Thi) “

... Văn ông không chỉ là toà lâu đài chữ nghĩa mà còn là bề thẳm tâm hồn. Ông lái Nguyễn Tuân đã chở con đò chữ không chỉ bằng bàn tay khéo dung từ đặt câu mà còn bằng tình yêu tha thiết thiên nhiên và con người lao động xây dựng cuộc đời.”
( Nguyễn Quang Trung)

“ Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hoà văn hoá. Nàng văn của ông thật quảng giao đón du khách từ 4 phương trời kiến thức: Lịch sử. địa lý, quân sự, điện ảnh, học hoạ, điêu khắc, âm nhạc,... những kiến thức liên ngành đa dạng ấy tạo bề dày uyên bát trong vốn tri thức của nhà văn nâng cho đời cánh tài hoa, bây bổng,... với ý thức ngôn từ mới mẻ, hiện đại. Nguyễn Tuân đã truyền hồn cho chữ, chữ truyền hồn cho dòng sông và dòng sông truyền xác cảm vào người đọc”
( Nguyễn Quang Trung)

3. Đọc- tìm bố cục Bố cục:

2 phần từ đầu- Quy luật tất yếu của dòng sông Đà

Sông Đà hung bạo, khắc nghiệt và trận thuỳ chiến của người lái đò trên dòng Đà giang.

Phần 2: Còn lại: Sông Đà thơ mộng, trữ tình

4. Cảm hứng chủ đạo Thể hiện qua lời đề tự

“Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông
Chung thuỷ giai dòng tầu- Đà giang độc bắc lưu”

Cội nguồn cảm hứng sáng tác của tác phẩm là cảm hứng ngợi ca, yêu mến quê hương đất nước, ca ngợi 2 cái đẹp đập mạnh vào giác qua nhạc sĩ của ông: con sông Đà hung bạo và trữ tình, người lái đò sông Đà trước dũng và tài hoa nghệ sĩ qua tác phẩm, came hứng của nhà văn bộc lộ cũng là cảm hứng khoe tài, khoe sự tài hoa uyên bác của mình và đề cao sự tài hoa, nghệ sĩ.

II- Đọc- hiểu

1- Nguyễn Tuân là 1 định nghĩa về người nhạc sĩ, đó là nhà văn của những cảm giác mạnh, nhà văn của núi cao, vực sâu, thác dữ, của những phong cảnh tuyệt mĩ, nhà văn có 1 phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc Buy-phông viết:” Phong cách chính là người”. ĐỌc tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà”, khám phá vẻ đẹp của hình tương sông Đà ta càng hiểu sâu sắc hơn vẻ đẹp của văn chương và tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Tuân.

2- “ Quê hương ai cũng có một dòng sông cho riêng mình, riêng tôi đã gắn bó với dòng sông tuổi thơ, con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát, con sông cho tôi hiểu. Một tình yêu nước non quê nhà. “ Vâng! Bài ca về những dòng sông vẫn luôn làm xúc dộng lòng người, luôn khơi dậy trong ta tình yêu đất nước thiết tha. Ta đã bồi hồi xao xuyến biết bao với vẻ đẹp của dòng sông Đuống bới vẻ đẹp “ năm nghiêng nghiêng trong khoảng cách trường kig” trong những vần thơi đắm đuối của cố thi sĩ Hoàng Cầm. Ta thấm thía và xúc động trước nỗi nhớ về dòng sông quê hương trong thơ Tế Hanh. Ta hồi hộp, háo hức cùng khám phasver đẹp của con sông Đà- biểu tượng của thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà vẫn thơ mỗng trữ tình trong đó tiêu biểu “ Người lái đò sông Đà”- Nguyễn Tuân.

3- Nguyễn Tuân đã từng nói: “ Tôi quan niệm đã viết văn phải cố viết được hay, viết cho đúng cái riêng của mình. Văn chương cần có sự độc đào hơn bất kì lĩnh vực nào” Có lẽ bởi vì thế mà nhà văn đã đắm mình trong miền sông nước “ Đà giang độc bắc lưu” để làm nên lối độc tấu cho riên mình qu tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà”. Với ý thức ngô từ mới mẻ, hiện đại Nguyễn Tuân đã truyền tâm hồn cho chữ, chữ truyền tâm hò cho dòng sông và dòng sông truyền cảm xúc vào người đọc.

III- Thân bài

Luận điểm 1: Giới thiệu ngắn gọn về hoahf cảnh sáng tác, xuất xứ, mục đích sáng tác.
Luận điểm 2:

a. Khái quát về hình tượng sông Đà
Nhân vật “ sông Đà in đậm bản ngã văn chương Nguyễn Tuân. Ngòi bút của ông đã hoà trộn 2 vẻ đẹp: vẻ đẹp chủ quan của tâm hồn và vẻ đẹp khách quan của dòng sông để tái hiện một Đà giang như một sinh thể có hoạt động, biết tri giác, cảm giác, có cá tính, có tâm trạng. Dưới quyền ăng sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân, nhân vật sông Đà lấp lahs hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo con sông là “ kẻ thù số một của con người. Lúc trữ tình, dòng chảy ấy lại tràn đầy, song sánh chất thơ và thân thieeys với con người như một “ cố nhân”. Đi tìm điểm tựa cảm xúc để cho nhà văn xây dựng hình tượng, sông Đà ta bát ngờ với phát hiện của Nguyễn Quang Bích; “ Chúng thuỷ giai đông tẩu- Đà giang đọc bắc lưu. Mọi dòng sông đều chảy theo hướng Đông riêng sông Đà chảy theo hướng Bắc”. Có lẽ, cá tính ddooocj đoá của sông Đà đã rhu hút nhà văn và hợp với “ tang văn, tạng người” của Nguyễn Tuân bởi ông luôn được đánh giá là nhà văn của chue những “ xê dịch” cảu những cảm giác mạnh, của núi cao, rừng sâu, thác ghềnh, của những phong cảnh tuyệt mĩ. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca, yêu mến và tự hào trước một dòng sông đẹp của đất nước, quê hương, cảm hứng ấy cũng được gợi mở qua lời đề tự: “ Đẹp vậy tiếng hát trên dòng sông”

b. Lai lịch, nguồn gốc sông Đà
Nguyễn Tuân đã không quản ngại công phu để quan sát kĩ càng, ghi lại vẻ đẹp của sông Đà trên nhiều dáng vẻ. Tuy nhiên, nhà văn không làm công việc cau một nhà địa lý, địa chất học mặc dù những ghi chép và phát hiện của ông rất có giá trị ở những lĩnh vực ấy. Nguyễn Tuân đã biến con sông của miền Tây Bắc thành một hình tướng sống động, một đối tượng thẩm mĩ hoàn chỉnh. Trước hết nhà văn đưa người đọc trở về những lai lịch của con sông Đà. Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam- Trung Quốc lấy tên là Linh Tiên, khi đi qua 1 vùng búi Ác đến nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên đến ngã ba Trung Hà thì nhaaoj vào với sông Hồng.

c- Tính cách hung bạo, khắc nghiệt của sông Đà

Nhà văn Nguyễn Tuân đã dồn hết tâm ý để xây dựng hình tượng sông Đà. Bằng những trang viết sinh động, vốn kiến thức liên ngành, đa ngành Nguyễn Tuân đã làm nổi bật sự hung bạo, dữ dằn của dòng sông.

Hùng vĩ của sông Đà trước hết thể hiện ở chi tiết:” cảnh đá bên sông dựng vách thành...” vách đà thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu...” Chỉ với một hình ảnh “chỗ ấy chỉ lúc đứng ngược mới có mặt trời, Nguyễn Tuân đã giúp cho người đọc hình dung được độ cao xủa vách đá hai bên bờ sông và diển tả cái lạnh lẽo, âm u của những khúc sông. Đá ở bờ sông đã chắ hết ánh nắng. chúng không cho bất kì tia nắng nào rọi xuống mặt sông trừ lúc giữa trưa. Bởi thế quãng sông này luôn âm u, lãnh lẽo đến rợn người. SỰ hiểm trở của sông Đà còn thể hiện ở chỗ vách đá thành” chẹt lòng... yết hầu” so sánh với một bộ phận nhỏ hẹp ở con người, Nguyễn Tuân đã diễn tả thật hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng sông để tô đậm hơn cảm giác ấy, nhà văn nhấn mạnh bằng những liên tưởng và cảm giác “ Đứng... tắt phụt đèn điện”. Những so sahs liên tưởng của tác giả vừa chính xác tinh tế, bất ngờ và lã lẫm. Từ kho ấn tượng của mình, nhà văn sáng tạo ra những hình ảnh gây chấn dộng trước tưởng tượng và cảm xúc mỗi người đọc.

Sự hung bạo của sông Đà còn được thể hiện ở quãng mặt gềnh. Chỉ với 2 câu văn những bằng sự k/h của những thư pháp nghệ thuật. Nguyễn Tuân đã cực tả sự dữ dằn, khắc nghiệt của dòng sông, nhà văn đã thổi hồn người vào mặt nước vô tri để cho con dông mang hình vẻ đặc biệt của một kẻ đi đòi nợ “ gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ suýt bất cứ người lài đó ssoong Đà nào tòm được qua đấy. “ Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp chữ: “ nước xô đá, đó xô song, song xô gió.” Những thanh trắc được gieo liên tiếp tạo âm hưởng dữ dội với nhịp điệu khẩn trương, dồn dập hư vừa xô, vừa đẩy, vừa hợp sức với gió, với sóng, với đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên cuộn chủa giữa dòng. Câu văn đang đi bằng những nhịp ngắn bỗng duỗi dài ra theo lối tăng tiếng khiến cho những ảnh hưởng cảu song, của gió càng trở nên mãnh liệt. Hình thái của dòng sông được hà văn nén lại trong 1 thứ văn cheo leo, gây chấn dộng mạnh vào thần kinh cảm thụ nghệ thuật của người đọc.

Hùng vĩ của sông Đà còn được thể hiện ở quảng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La với những cái hút nước xoay tít đáy. Bằng so sánh, nhân hoá, bằng kể và tả baengf nhiều liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, nhà văn đã khiến cho những cái hút ấy hiện hình dười nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời cũng giúp cho người đọc cảm nhận được tất cả sự ghê gớm, độc ác của chúng, Dưới ngòi cút của Nguyễn Tuân, những cái hút nước sông Đà giống như những cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu nhue của cái cống bị sặc, khi thì nước “ ặc ặc” lê như vừa rót dầu sôi vào. Tự bản thân những chữ “ thở”, kêu “ ặc ặc”, “ rót dầu sôi vào” đã nói lên cường lực ghê gớm của những cái hút nước. Tuy nhiên, tạng văn của Nguyễn Tuân luôn muốn đưa người đọc đi đến tận cùng cảm giác bằng trí tưởng tượng, sự sáng tạo và vốn sống phong phú. Nguyễn Tuân đã miêu tả mật độ khủng khiếp của hững cái hút nước qua hàng loạt những liên tưởng, so sánh độc đáo. Nhà văn ví con thuyền phải qua những vùng nước xoáy thật nhanh, giống như ô tô sang số, nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn , cạp ra ngoài bờ vực. Nhà văn tưởng tượng cảnh anh bạn quay phim táo tợn muốn truyền cảm hứng lạ cho cả mình, cả thuyền, cả máy quay xuống tận đáy cái hút nước sông Đà. Từ đáy cái hút nước nhìn ngược lên vách thành chênh nhau tới một cột nước cao tới vài sải thể rồi thu ảnh. Những tri thức về các lĩnh vực khác nhau như giao thông, điện ảnh đã giúp cho nhà văn có cái nhìn đã chiều về hình tượng, đồng thời làm cho nó hiện hình rõ nét và đọng lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Ngoài ra, như để người đọc thoát li khỏi thực tế, trong nhuwgx tưởng tượng viển vông Nguyễn Tuân đã kết hợp tả, kể một cách hiện thực giàu hình ảnh về những thuyền bị hút nước hút xoáy như thế nào;. “ Thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi và bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.

Sông Đà gống như một loài thuỷ quái khổng lồ, khôn ngoan, ham hiểm sẵn sàng chặn đánh, tiêu diệt con thuyền và người lái đò. Thuỷ quái sông Đà khi ẩn nấp mai phục, khi lao miếng đánh du kích khi quay vòng trở lại theo lối quật vu hồi , khi xông xáo, liều mạng đánh tới tấp 4 phía, khi khiêu khích thách thức, khi như van xin oán trách con người, khi hò la gầm thét vang vọng đọng cả núi rừng. Nhà văn đã đem kiến thức quân sự, võ thuật thể thao để xây dựng những tướng đà, quân đá ở sông Đà. Tác giả đã thổi hồn người vào những hòn đá vô tri để làm nổi bật lên nhuwgx sắc diện của đá, thái độ, suy nghĩ,... khiến cho chúng trở nên sống động, rõ nét đến lạ lung:” Mặt hòn ấy trông nghiêng thế y như là đang hất hàm hổi cái thuyề pahir xưng tên tuổi trước giao chiến, Một hòn khác lùi lại 1 chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”... hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó, sẵn sàng giao chiến...” Mỗi hòn được giao một nhiệm vụ riêng, cả một tập hợp đá là một chuổi những nguy hiểm rình rập người lái đò. Khi thì nó mai phục rồi đột nhiên nhổm cả dậy vồ lấy con thuyền, khi thì nó tỏ ra sơ hở để dụ con thuyền vào rồi quay lại đánh khuýp quật vu hồi. Khi đánh giáp lá cà thì nó đâm thẳng vào bụng, vào hông thuyền mà đá trái thúc gối. Sóng thác đã dùng đến những miếng đòn hiểm độc nhất, nước thác reo hò làm náo động cả một vùng sông nước hoang vu. Nhà văn đã sử dụng ngôn từ để tái hiện âm thanh, những giai âm của bản nhạc giao hưởng hùng tráng, của sóng, cử gió, của thác đá. Khúc dạo đầu nỉ non, thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc tự nhiên đang ở đỉnh điểm phấn khích, man dại. Trong đó, âm vang cuồng loạn của núi rừng làm thanh viện cho con thác giận dữ, ầm ầm va đập vào bờ đá: “ ... thế rồi nó rống lên như tiếng 1000 con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre, nứa nở lửa, đang phá tường rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”... Dám lấy lửa để tả cái vốn đối lập với lửa – dòng nước; dám lấy rừng để tả sông, có lẽ chỉ có Nguyễn Tuân mới ngông ngạo vậy thôi!

Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự hùng vĩ của Đà giang đã hiện ra ở nhiều dáng vẻ khác nhau, tất cả đều toát lên sự hoang dại, sức mạnh kỳ bí, một đối tượng ẩn chứa bao sức mạnh lạ lùng của thiên nhiên. Con sông đôc, lạ đấy thích hợp với ngòi bút độc lạ Nguyễn Tuân: “Sông Đà quay sóng và câu văn Nguyễn Tuân cũng dậy sóng” (Phan Huy Dũng). Những dòng văn xuôi trúc trắc gập ghềnh như muốn chạy đua cùng với sóng thác sông Đà, nhà văn đã cực tả sự hùng vĩ của dòng sông để tôn vinh, tô đậm tầm vóc và giá trị của con người.

d-Sông Đà thơ mộng, trữ tình duyên dáng

Con sông Đà hung bạo, dằn dữ, khắc nghiệt bao nhiêu thì càng thơ mộng. Duyên dáng, trữ tình bấy nhiêu.

Bản tráng ca về Đà giang còn có những nốt nhạc trầm trong trẻo, ngọt ngào, lắng sâu. Dường như có 1 sự chuyển mạch tỏng câu văn của Ng. Tuân, từ những dòng trúc trắc chuyển sang những câu văn đẹp như những dòng thơ, vừa tạo hình, vừa biểu cảm thật sự đã đem đến những khoái cảm thầm mới, lãnh mạnh cho người đọc. Ng. Tuân đã có những phát hiện mới mẻ về sông Đà trong nguồn cảm hứng dạt dào, lai láng muốn để thơ vào sông nước. Mạch ý chuyển đổi bằng 1 câu văn thật lạ: " Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ". Từ cảm giác hồi hộp gieo neo đến rùng rợn, người đọc lại được chiêm ngưỡng dòng sông ở góc độ lãng mạn, trữ tình.

Con sông được tạo dáng bằng những hình tượng bất ngờ, thú vị. Từ trên cao nhìn xuống nhà văn đã thấy dòng chảy của con sông uốn lượn như mái tóc của người thiếu nữ kiều diễm : " Sông Đà tuôn dài tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình mà đầu trước chân tóc ẩn hiện trong mây trời. Tây Bắc bùng nở hoaban hoa gan T2 và cuồn cuộn mù khói núi mèo đót nương xuôn. Qua sự cảm nhận của 1 tâm hồn nhạc sĩ nhạy cảm, tinh tế sông Đà hiện lên như người thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp trẻ trung, duyên dáng, ngời ngợi sắc xuân, hương xuân, tình xuân. Nhà văn đã nhìn thấy sông Đà như 1 sợi dây thừng ngoằn nghoèo, như mái tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn. Đẹp biết bao khi được ngắm nhìn những làn mây mùa xuân bay trên sông Đà. Nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại có 1 màu sắc riêng, 1 vẻ đẹp riêng: " mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu nước sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt 1 người vủa đi bừa rượu về" Đặc biệt tác giả khẳng định chưa bao giờ con sông đà có màu đen như t/d Pháp đà " đè ngửa con sông ta mà để mực Tây vào và gọi bằng cái tên Tây lếu láo" – sông đen. Bằng sự khẳng định Ng. Tuân ko chỉ tôn nên vẻ đẹp của dòng sông mà còn trực tiếp bày tỏ tình cảm yêu mến với sông Đà- niềm tự hòa về vẻ đẹp của con sông Tây Bắc- con sông xứ sở. Sông Đà đẹp, sông đà đáng yêu, duyên dáng gặp lại sông đà như gặp lại cổ nhân. Ng. Tuân cảm nhận rõ nets cái chất đằm đằm, âm ấm thân quen của cổ nhân và như là chất thơ như ngấm vào trong từng c/sắc thiên nhiên. Màu nắng T3 tâm sông Đà thật đặc biệt, đó là sắc màu của Đg thi, của quá khứ: " Yên hoa tâm nguyệt hóa dương châu". Từ điểm nhìn của một khách hải hồ thuyền trên sông Đà nhà văn đã quan sát, khắc họa vẻ đẹp nên thơ của cảnh vật ven sông- vẻ đẹp của sự yên ả, tĩnh lặng, thanh bình. Người đọc tưởng như đang trôi trên con thuyền xuôi dòng về thời tiền sử hay đang sống trong miền cổ tích thanh bình yên ấm. " Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê con sông này vẫn lặng như tờ mà đến thân thuộc". Đó còn là vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống như bắt đầu một mùa nảy lộc, sinh sôi. Sự sống đang cựa mình bật dậy, tách vỏ, đâm trồi. " Thuyền tôi trôi trên sông Đà.... Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa". Những câu văn đẹp như những dòng thơ trữ tình tạo cho người đọc những mĩ cảm của một không gian thơ mộng " chìm trong chất thơ của cảnh, của hoài niệm, lãng đãng sương khói cùng độc giả lặng người trôi trong âm hưởng của những câu văn gợi cảm, lạ lùng, chuyên trở bao nhiêu cảm giác, ấn tượng thời gian- không gian" ( t. sĩ Phan Huy Dũng). Đó còn là của một vẻ đẹp hoang sơ, của một sự sống đang dâng trào: " Cơ gianh đồi núi đang ra những nõn búp, một đàn hươu ngốn nõn búp cơ gianh đẫm sương đêm.." " Bờ sông Đà hoang dại như bờ tiền sử, b sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa."

Luận điểm 3: Bình luận n/c ý nghĩa của việc sử dụng hình tượng Sông Đà

Ng. Tuân đã xây dựng t/c hình tượng sông Đà – 1 hình ảnh tiêu biểu miềm quê Tây Bắc. Có người nói Ng. Tuân ssong Đà như đang để thơ vào sông nước. Trong văn sông Đà in đậm bản năng văn chương của Ng. Tuân . Sông Đà bị chinh phục bởi 1 quyền năng riêng của người viết- quyền năng ngôn từ. "Với 1 ý thức ngôn từ mới mẻ, Ng. Tuân đã truyền hồn cho chữ, chữ truyền hồn cho dòng sông và dòng sông truyền hồn cho độc giả". Với những trang viết tài hoa của mình, nhà văn đã thật sự trở thành 1 thầy phù thuỷ trog nghệ thuật hô chữ, gọi câu . Ngôn ngữ giàu cóm sắc sảo, biến hoá linh hoạt, giàu hình ảnh, giàu âm diệu mà nhà văn tung ra, rải ra trên trang viết như thể thì tài với tạo hoá. Cùng với một vốn kiến thức liên ngành, đa ngành, đã làm sống dậy sông Đà- hình tượng văn học độc đáo - sông Đà trở thành “ dóng sông ánh sáng- dòng sông hùng vĩ- địa chỉ lớn của văn, thơ, nhạc, hoạ Việt Nam TK XX”

IV- Kết bài

Đại văn hài Nga M.Gorki, viết “ Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật” đó có lẽ cũng là điều mà một người như Nguyễn Tuân sợ nhất. Con người ấy luôn luôn muốn đề cao bân ngã độc đáo của mình
 
Sửa lần cuối: