Lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15 s, lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là
lực kéo về có độ lớn.JPG
A. 0,59 N.
B. 0,29 N.
C. 1,29 N.
D. 0,99 N.
 

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Chọn C
Từ đồ thị ta có $\frac{{k(A + \Delta {\ell _0})}}{{k(A - \Delta {\ell _0})}} = \frac{6}{4} \Rightarrow A = 5\Delta {\ell _0}$
(trên đồ thị dịch chuyển trục Ot lên 1 ô dễ thấy đối xứng)
$k(A + \Delta {\ell _0}) = 6 \Rightarrow A = \frac{5}{k}$
Từ đồ thị ta có 3 ô (từ ô thứ 1 đến ô thứ 4 có 5T/4 =0,3s):
\[\frac{{5T}}{4} = 0,3s \Rightarrow T = 0,24s = > \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{25\pi }}{3}\;rad/s\]
Lúc t = 0,1 s thì vật qua vị trí biên trên lò xo bị nén cực đại (Ox hướng lên, ngược chiều F) nên ta có
pha dao động của li độ lúc này là ${\Phi _{x(t = 0,1)}} = 0$
lực kéo về có độ lớn nhất.JPG

Khi t = 0,15 s thì góc quét sau thời gian 0,15 - 0,1= 0,05 s là :
$\alpha = \omega .0,05 = \frac{{5\pi }}{{12}}$
pha dao động tại thời điểm t = 0,15 s là:
${\Phi _{x(t = 0,15)}} = \frac{{5\pi }}{{12}} - 0 = \frac{{5\pi }}{{12}}$
Vậy $\left| F \right| = k\left| x \right| = k\frac{5}{k}\left| {\cos \left( {\frac{{5\pi }}{{12}}} \right)} \right| = 1,29N$ .Đáp án C
 

Chương 1: Dao động cơ

Bài 1: Dao động điều hòa Bài 2: Con lắc lò xo Bài 3: Con lắc đơn Bài 4: Dao động duy trì - dao động cưỡng bức - dao động tắt dần Bài 5: Tổng hợp dao động

Bài 6: Sơ đồ tư duy chương dao động cơ

Tài liệu: dao động cơ