Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 100°C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở

Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, một học sinh cho một luồng hơi nước ở 100°C ngưng tụ trong một nhiệt lượng kế chứa 0,35kg nước ở 10°C. Kết quả là nhiệt độ của nước tăng lên 42°C và khối lượng nước trong nhiệt kế tăng thêm 0,025kg. Hãy tính nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này?. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Biết rằng trong quá trình trao đổi nhiệt thì môi trường xung quanh đã hấp thụ 30% nhiệt lượng.
 

Lê Hải Yến

New member
- Khối lượng nước trong nhiệt kế tăng lên chính là lượng hơi nước đã ngưng tụ lại thành nước. Vậy lượng nước ngưng tụ là 0,025kg
- Gọi L là nhiệt hóa hơi của nước trong thí nghiệm này
- Nhiệt lượng mà 0,35kg nước thu vào:
Q$_{Thu 1}$ = m$_{1}$.C.(t$_{2}$ - t$_{1}$) = 47040 (J)
- Nhiệt lượng mà 0,025Kg hơi nước ở 100°C ngưng tụ thành nước:
Q$_{1}$ = m$_{2}$.L = 0,025L
- Nhiệt lượng mà 0,025Kg nước ở 100°C tỏa ra khi hạ xuống còn 42°C
Q$_{2}$ = m$_{2}$.C.(t$_{3}$ - t$_{2}$) = 6090 (J)
- Do 30% nhiệt lượng mà hơi nước tỏa ra đã bị môi trường hấp thụ nên nhiệt lượng mà nước thu vào chỉ bằng 70% nhiệt lượng tỏa ra.
- Vậy nhiệt lượng thực tế mà hơi nước tỏa ra là :
Q$_{Thu}$ = 47040 : 0,7 = 67200 (J)
- Theo phương trình cân bằng nhiệt:
Q$_{Thu}$ = Q$_{1}$ + Q$_{2}$
hay: 67200 = 0,025L + 6090
⇔ L = 2444400 (J/kg)
Đáp số : 2444400 J/kg