Hướng dẫn phân tích hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Bài viết này sẽ hướng dẫn Phân tích hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Nào 7scv và các bạn vào phân tích chi tiết


Văn học hiện đại Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều cây bút tên tuổi đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong đó, nhắc tới những người viết tuỳ bút thực tài, không ai có thể quên Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cả hai ông đều khao khát kiếm tìm và diễn tả cái đẹp. Nếu Nguyễn Tuân ưa tìm vẻ đẹp dữ dội, mạnh mẽ, hùng tráng thì Hoàng Phủ Ngọc Tường lại tìm về với những nét

đẹp dịu dàng, thơ mộng. Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã thể hiện rõ điều đó. Vốn am hiểu đời sống sâu sắc trên mọi lĩnh vực kết hợp với sự tài hoa, liên tưởng phong phú, tác giả đã đem đến cho người đọc những ấn tượng khó quên về hình tượng “dòng sông Hương”, dòng sông chỉ thuộc về một thành phố duy nhất.

Trong lí luận văn học, hình tượng văn học được định nghĩa: “là những khách thể đời sống được nhà văn tái hiện cụ thể, sinh động trong tác phẩm của mình. Bất cứ vật gì, hiện tượng gì cũng có thể trở thành một hình tượng văn học”. Cho nên sông Hương cũng là một hình tượng nghệ thuật như vậy. Với vị trí là hình tượng trung tâm của Ai đã đặt tên cho dòng sông?, sông Hương đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả như một sinh thể có hồn. Dòng sông ấy sinh động, đẹp đẽ, và toả sáng trong tác phẩm ở ba góc độ: một dòng sông của tự nhiên, một dòng sông của văn hoá và một dòng sông của lịch sử. Tất cả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận vừa quen thuộc gần gũi, vừa mới mẻ thiêng liêng về vẻ đẹp của dòng sông này.

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.

(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Vâng, đó là những vần thơ đầy xúc động của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi viết về "Đất Nước" của nhân dân với hình ảnh hàng trăm dòng sông đẹp, những vẻ đẹp khác nhau nhưng đó là dòng sông của đất nước, viết về sông Hương cũng chính là viết về đất nước với tình yêu mãnh liệt, nồng nàn nhất trong nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hình ảnh ấy đã đi vào bao áng cổ thi của dân tộc. Để rồi đến với bài tuỳ bút Ai đã đội tên cho dòng sông?, nó lại mang vẻ đẹp lấp lánh khác thường.

Sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên, từ thượng nguồn chảy về biển cả, mỗi khúc sông, mỗi khúc ngoặt lại đem đến những ấn tượng rõ nét, khắc sâu trong tâm tưởng độc giả về dòng sông đất nước. Trước khi về đến châu thổ, sông Hương nằm ẩn dưới những cánh rừng đại ngàn, qua dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đó là thượng nguồn – nơi rừng già đã hun đúc cho nó vẻ đẹp khác lạ. Nếu trước đây, nhắc đến sông Hương là người đọc nghĩ ngay đến vẻ thơ mộng, lãng mạn thì đến với tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hoàn toàn mạnh mẽ, đẹp một cách “dữ dội”. Nó như “bản trường ca của rừng già” với những tiết tấu “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuốn xoáy”. Nhưng cũng có lúc nó “dịu dàng”, “say đăm”. Sông Hương trở thành một bản đàn với muôn vàn nốt trầm, nốt bổng như ngân nga vang vọng giữa đại ngàn Trường Sơn.

Trong cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương không phải là sự vật vô tri vô giác mà là một con người, cái mà ông gọi là “tâm hồn sâu thẳm”. Sông hơn nửa cuộc đời với chốn Trường Sơn gió lộng “đại ngàn”, rừng cây u tịch, sông Hương mang trong mình tâm hồn phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ của một cô gái Di gan tự do, trong sáng. Nhưng khi ra khỏi rừng già, dòng Sống Hương như một người con gái e dè, “đóng kín phần tâm hồn sâu thẳm của mình ở cửa rừng” để trở nên dịu dàng, sắc sảo, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của vùng đồng bằng xứ sở.

Ngay từ những trang viết đầu, người đọc đã thấy nét tài hoa trong ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bằng óc quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú cùng ngôn ngữ gợi cảm, tác giả đã khắc hoạ được vẻ đẹp mạnh mẽ, trẻ trung, đầy cá tính của dòng sông gợi trong lòng người đọc những liên tưởng kì thú, hấp dẫn.

Trải qua muôn vàn thử thách, cuối cùng sông Hương đã tìm về châu thổ – nơi có thành phố Huế thơ mộng – nơi mà chỉ nó thuộc về. Tìm về với Huế là một “cuộc tìm kiếm có ý thức để đến nơi gặp gỡ thành phố tương lai của nó. Sức hấp dẫn của cuộc hành trình toát lên ở những câu văn tuỳ bút đầy tài hoa, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Dòng sông giông như “người con gái đẹp năm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Và chỉ khi “người tình mong đợi” đến đánh thức, người con gái ấy mới trẻ trung lại và giàu khao khát của tuổi thanh xuân. Từ ngã ba tuần, sông Hương theo hướng Nam Bắc rồi chuyển hướng Tây Tây Bắc, đột ngột rẽ một vòng thật tròn về phía Đông Bắc ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dân về Huê. Chỉ cân đọc những cách đi của sông Hương, người đọc có thể cảm nhận sông Hương thật đẹp: vừa mêm mại, uyển chuyển, vừa duyên dáng, dịu dàng. Thật bất ngờ, hình ảnh so sánh sông Hương “mềm như tấm lụa và những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi” càng tô đậm vẻ duyên dáng đó. Khi chảy qua những rừng thông với những lăng tẩm của vua chúa thời Nguyễn, sông Hương trở nên trầm mặc như triết lí, như cô thi. Còn khi tới ngoại ô Kim Long thì dòng sông bỗng như tươi hẳn lên. Phải chăng, cuộc hành trình tìm kiếm Huế đã tới nơi, tới đích.

Gặp gỡ Huế, có ai hình dung ra dòng sông ấy sẽ vui như thế nào không. Có lẽ chi có Hoàng Phủ Ngọc Tường mới hiểu mà miêu tả tường tận, chi tiết đến vậy. Nhưng ai cũng có thể hiểu: sông Hương và Huế đà hoà làm một, sông Hương làm cho Huế trở nên mộng mơ còn Huế tôn lên vẻ đẹp trầm tư, sâu lắng của sông Hương. Từ xa, dòng sông đã nhìn thấy chiếc “cầu trắng” “nhỏ nhắn như vành trăng non”. Phía ấy là một niềm vui háo hức mà không ôn ào đang chờ đợi sự xuất hiện của sông Hương. Dòng sông uốn một cánh cung rất nhẹ "như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dùng tiếng nói của tình yêu để tả cảnh nhưng đây là ngôn ngữ của một cô gái Huế e lệ, kín đáo và duyên dáng. Diễn tả vẻ uốn lượn của dòng sông bằng một so sánh như thế quả là rất tinh tế, tài hoa mà cũng thật tình tứ. Sông Hương gặp Huế và được những nhánh sông đào mang nước “toả đi khắp phố thị”. Từ đây, sông Hương giảm hẳn lưu tốc, đi thực chậm “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. Tác giả đã so sánh dòng chảy chậm rãi của sông Hương với dòng chảy tốc độ của sông Nêva để quý hơn nữa điệu “slow” lặng lờ, của dòng nước. Điệu cháy trữ tình ấy khiến bao người mê đắm:

Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

(Thu Bồn)

Sông Hương tiếp tục đi, rời xa Huế nhưng “ngập ngùng muốn đi muốn ở”. Ra khỏi Huế, sông Hương ôm lấy đảo cồn Hến để lưu luyến ra đi nhưng “sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói”, nó đột ngột rẽ ngoặt lại để gặp thành phô yêu dấu lần cuối. Sự lưu luyến này gợi liên tưởng đến sự bịn rịn của đôi tình nhân trước giờ li biệt. Bởi thế, khúc ngoặt bất ngờ của sông Hương được hình dung như một “nỗi vương vấn không cả chút lăng lơ kín đáo của tình yêu”. Cái nhìn đắm say và đa tình của người viết khiến sông Hương hiện ra như một người tình dịu dàng, chung thuỷ của đất cố đô.

Nhờ sức tưởng tượng phong phú, cảm nhận tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả thành công vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên. Trong mắt tác giả, sông Hương sao đẹp vậy. Không chỉ là một sinh thể có hồn, mà cuộc hành trình tìm gặp Huế của nó tượng trưng cho cuộc tìm kiếm của người con gái với một tình yêu đích thực trong truyện cổ tích. Qua đó, chúng ta hiểu thêm về hành trình sống của một con người, một cuộc đời, một dân tộc khó khăn để có vinh quang.

Nhắc đến Huế là nhắc tới vùng đất giàu văn hoá truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc. Bởi vậy, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương không tách rời với đời sống văn hoá của người cố đô. Sông Hương chăng những tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp tâm hồn người nghệ sĩ nói riêng và con người Huế nói chung. Cô gái Huế đẹp nhất, duyên dáng kín đáo nhất trong chiếc áo màu điều lục. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, đó là màu của sương khói dòng sông, vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi của đời sống phải chăng đã tạo nên nét đẹp riêng rất dịu dàng, trầm tư của con người xứ Huế.

Không chỉ dừng lại ở việc phản ánh mối quan hệ của sông Hương với người dân Huế mà Hoàng Phủ Ngọc Tường còn khẳng định: “Có một dòng thi ca về sông Hương”. Đó là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ. Mỗi cây bút lại có những rung cảm riêng về vẻ đẹp và sức hấp dẫn của dòng sông này. Đó là “Dòng sông trang – lá cây xanh” trong thơ Tản Đà, là thanh kiếm dựng trời xanh” của Cao Bá Quát hoặc nỗi quan hoài vọng cổ với bóng chiều bảng lảng… Nhưng tất cả đều thấy rằng: sông Hương rất đẹp, đẹp từng vẻ đẹp riêng mà mỗi người chỉ khám phá được một ít. Còn vẻ đẹp lớn vẫn ẩn sâu trong “tâm hồn” vô hình của dòng sông. Điều đó là cơ sở để người nghệ sĩ luôn luôn hướng tới, tìm kiếm và diễn tả cái đẹp của cuộc sống mà trước hết là cái đẹp của dòng sông.

Ai đã đến Huế và lắng nghe khúc nhạc nào của Huế trên dòng Hương Giang chưa? Có lẽ là có rất nhiều. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy. ông thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày và trên sân khấu nhà hát. Bởi theo tác giả, “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”. Như vậy, sông Hương với vẻ đẹp kì diệu sinh ra để dành riêng cho nghệ thuât, cho thi ca, cho nhạc hoạ. Hôm nay, chính nó lại khơi nguồn cho sự ra đời của một bài tuỳ bút đặc sắc Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Sông Hương mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá đất nước thì lẽ đương nhiên, sông Hương cũng gắn liền với nhiều thời kì lịch sử thăng trầm của dân tộc. Nó đã trở thành một thiên sử thi đầy hấp dẫn với những chiến công vang dội. Trong địa dư của Nguyễn Trãi, sông Hương vốn tên là Linh Giang- một dòng sông biên thuỳ đã đấu tranh oanh liệt để bảo vệ biên giới phía Nam Đại Việt. Như vậy, sông Hương tiềm tàng trong chiều sâu lịch sử của nó sức mạnh quật cường của dân tộc từ những ngày khai sơn, phá thạch, mở thành Hoá Châu. Sau này, nó tiếp tục soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ. Vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân của lịch sử bi tráng thế kỉ XIX, sông Hương là chủ nhân của những chiến công rung chuyển trong Cách mạng tháng Tám, mùa xuân Mậu Thân. Sông Hương không chỉ là bản hùng ca tấu tên bao chiến công oai hùng trong lịch sử, nó còn là nhân chứng nhẫn nại, kiên cường trong những thăng trầm của đời sống. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự biến đời mình làm một chiến công để rồi trở về với đời thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Có lẽ vì thế mà tác giả gọi sông Hương “là sử thi viết dưới màu cỏ lá xanh biếc” tức là sử thi mà rất đỗi trữ tình.

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện và khám phá được những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông: sông Hương như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá khơi nguồn cảm hứng cho bao thế hệ nghệ sĩ, tạo nên bề dày lịch sử, văn hoá của đất cố đô. Xưa nay nói đến sông Hương và Huế, người ta chỉ nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng trữ tình:

Đây xứ mơ màng đây xứ thơ.

(Tổ Hữu)

Nhưng do tìm hiểu sông Hương từ cội nguồn của nó, do gắn sông Hương với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra vẻ đẹp phóng khoáng, hoang dại, hào hùng của dòng sông thơ mộng này. Sông Hương đẹp dưới ngòi bút tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành dòng sông bất tử chảy mãi trong trí nhớ và tâm khảm của người đọc, bồi đắp thêm cho mỗi người tình yêu quê hương, đất nước.