HL.8. Định luật JunvàLenxơ

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I - ĐỊNH LUẬT
Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua
II - CÔNG THỨC
\(Q = {I^2}Rt\)
Trong đó:
  • Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
  • I: cường độ dòng điện (A)
  • R: điện trở \(\left( \Omega \right)\)
  • t: thời gian (s)
III - CHÚ Ý
  • Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: \(Q{\rm{ }} = 0,24{I^2}Rt\)
  • Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức : \(Q = UIt\) hoặc \(Q = \frac{{{U^2}}}{R}t\)
  • Công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)
Trong đó:
  • m khối lượng (kg)
  • c nhiệt dung riêng (Jkg.K)
  • \(\Delta t\) độ chênh lệch nhiệt độ (0C hoặc 0K)
IV - PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT
Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)
\(\left\{ \begin{array}{l}{Q_{thu}} = {m_1}{c_1}\left( {{t_2} - {t_1}} \right)\\{Q_{toa}} = {m_2}{c_2}\left( {{t_1}' - {t_2}} \right)\end{array} \right.\)
Trong đó:
  • \({m_1},{c_1},{t_1}\) lần lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của vật thu nhiệt
  • \({m_2},{c_2},{t_1}'\) lần lượt là khối lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt
+ \({t_2}\): nhiệt độ sau cùng của vật