HL.8. Cường độ dòng điện

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I – CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.
  • Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ $I$
  • Đơn vị đo cường độ dòng điện là: Ampe – kí hiệu $A$
  • Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta thường dùng đơn vị miliampe – kí hiệu $mA$ $\begin{align} & 1mA=0,001A={{10}^{-3}}A \\ & 1A=1000mA \\ \end{align}$
II – AMPE KẾ
Ampe kế
là dụng cụ để đo cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện 11.jpg

+ Kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện:
Cường độ dòng điện 22.jpg

Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế). Hay nói cách khác, để đo cường độ dòng điện ta mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn

III – ĐỌC THÊM
  • Đơn vị của cường độ dòng điện được đặt theo tên nhà bác học người pháp Ampe.
  • Với dòng điện cường độ 1A chạy qua dây dẫn kim loại thì có 6,25 tỉ tỉ electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của dây dẫn đó trong 1 giây.
  • Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường nếu dòng điện chạy qua nó có cường độ định mức. Quá mức đó sẽ làm hỏng dụng cụ ( ví dụ : dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt).
  • Đồng hồ đa năng là dụng cụ đo điện với nhiều chức năng, có loại dùng kim chỉ, có loại hiện số. Đồng hồ đa năng loại đơn giản nhất có thể dùng để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Với mỗi chức năng đều có nhiều thang đo (giới hạn đo) khác nhau để lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu đo.