HL.7. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I – TÁC DỤNG TỪ
1. Tính chất từ của nam châm, nam châm điện

Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm

2. Chuông điện
tác dụng sinh lí của dòng điện.jpg


3. Kết luận về tác dụng từ của dòng điện
Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để chế tạo nhiều thiết bị như nam châm điện dùng trong các bến cảng, chuông điện dùng trong các trường học, các thiết bị tự động trong các máy móc….

II – TÁC DỤNG HÓA HỌC
  • Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
  • Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của việc mạ điện như mạ đồng, mạ vàng, mạ kền,…việc mạ điện cho các vật kim loại vừa có tác dụng chống gỉ vừa làm cho các vật trở nên đẹp hơn.
III – TÁC DỤNG SINH LÍ
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật

  • Dòng điện có cường độ $1mA$ đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người.
  • Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
  • Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm)
  • Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện