HL.7. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I – SỰ BAY HƠI
1. Định nghĩa

Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi

2. Đặc điểm
  • Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
  • Các chất có thể bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào
II – SỰ NGƯNG TỤ
1. Định nghĩa

Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ

2. Đặc điểm
  • Tốc độ ngưng tụ của một chất hơi càng lớn nếu nhiệt độ càng nhỏ
  • Các chất có thể ngưng tụ ở bất kì nhiệt độ nào
III – MỞ RỘNG
  • Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không những phụ thuộc điều kiện bay hơi (gió, nhiệt độ, diện tích mặt thoáng) mà còn phụ thuộc ngay bản chất của chất lỏng nữa.
  • Trong những điều kiện như nhau thì các chất lỏng khác nhau có tốc độ bay hơi khác nhau.
  • Rượu có tốc độ bay hơi lớn hơn nước.
  • Rượu mà người ta uống không phải là rượu nguyên chất (không thể uống được rượu nguyên chất!), mà là một dung dịch rượu trong nước. Trên nhãn hiệu của chai rượu Lúa Mới, ta thấy có ghi: ${45^0}$ . Điều đó có nghĩa là trong $100ml$ rượu Lúa Mới có $45ml$ rượu nguyên chất.
  • Khi ta quên không đậy nút chai rượu, một thời gian sau ta thấy lượng rượu trong chai đã giảm và nó đã bay hơi bớt đi. Nếu nếm rượu đó, ta thấy nó nhạt hơn trước. Đó là vì khi bay hơi thì rượu nguyên chất bay đi nhiều hơn, nước bay đi ít hơn, mặc dù điều kiện bay hơi của chúng là như nhau. Kết quả là nồng độ rượu không còn là ${45^0}$ như trước, mà đã thấp hơn thế.