HL.6. Photpho

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
1. Tính chất vật lí
Thường gặp 2 dạng thù hình phổ biến là P đỏ và P trắng:
LÍ THUYẾT VỀ PHOTPHO.PNG


2. Tính chất hóa học

- Các mức oxi hóa có thể có của P: -3, 0, +3, +5
- P hoạt động hóa học mạnh hơn N2 vì liên kết P - P kém bền hơn so với liên kết $N\equiv ~N$
- P trắng hoạt động hơn P đỏ (vì P trắng có kiểu mạng phân tử còn P đỏ có cấu trúc kiểu polime).
a. Tính oxi hóa
P có phản ứng với nhiều kim loại
$2\overset{0}{\mathop{P}}\,\text{ }+\text{ }3Mg~\xrightarrow{{{t}^{0}}}~M{{g}_{3}}\overset{-3}{\mathop{P}}\,~$ (magie photphua)
Các muối photphua bị thủy phân mạnh giải phóng photphin (PH3).
Ca3P2 + 6H2O → 2PH3↑ + 3Ca(OH)2
Photphin là một khí không màu rất độc, có mùi tỏi, bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ gần 1500C.
2PH3 + 4O2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ P2O5 + 3H2O
b. Tính khử
- Phản ứng với oxi
4P + 3O2 thiếu $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2P2O3 (điphotpho trioxit)
4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 2P2O5 (điphotpho pentaoxit)
Lưu ý: P trắng phản ứng được ở ngay nhiệt độ thường và có hiện tượng phát quang hóa học.
P đỏ chỉ phản ứng khi nhiệt độ > 2500C.
- Phản ứng với halogen
2P + 3Cl2 thiếu → 2PCl3
2P + 5Cl2 → 2PCl5
Hợp chất photphohalogenua dễ bị thủy phân :
PX3 + 3H2O → H3PO3 + 3HX
PX5 + 4H2O → H3PO4 + 5HX
X là Cl, Br, I
- Phản ứng với các chất oxi hóa khác
6P đỏ + 3KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 3P2O5 + 5KCl (phản ứng xảy ra khi quẹt diêm)
6P trắng + 5K2Cr2O7 $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ 5K2O + 5Cr2O3 + 3P2O5
P + 5HNO3 đặc $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ H3PO4 + 5NO2 + H2O
3. Trạng thái tự nhiên và điều chế
- Trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hai khoáng vật chính là apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2.
- Điều chế: Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C → 3CaSiO3 + 2P + 5CO (lò điện ở 15000C)