HL.4. Nước

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NƯỚC
1. Sự phân huỷ nước
Nhận xét:
- Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi
- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích oxi.
- PTHH: $2{{H}_{2}}O\xrightarrow{điện\,phân}2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}$
2. Sự tổng hợp nước
2 thể tích khí H2 kết hợp với 1 thể tích khí O2 tạo thành 2 thể tích H2O
PTHH: $2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\xrightarrow{{{t}^{o}}}2{{H}_{2}}O$
3. Kết luận
- Từ sự phân hủy và tổng hợp nước, ta thấy nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng đã hóa hợp với nhau.
- Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
- Tỉ lệ khối lượng: 1 phần hiđro và 8 phần oxi.
CTHH của nước: H2O
II. TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC


1. Tính chất vật lí
- Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC, hóa rắn ở 0ºC.
- Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí.
2. Tính chất hoá học

a) Tác dụng với kim loại
- PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ca, Ba tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
b) Tác dụng với oxit bazơ
- PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2 => phản ứng vôi tôi, dung dịch Ca(OH)2 gọi là nước vôi trong
- Kết luận:
+ Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO tạo ra bazơ
+ Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh
c) Tác dụng với oxit axit
- PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
- Kết luận:
+ Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit
+ Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
III. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SẢN XUẤT
1) Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất
- Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
- Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật.
- Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải.
2) Chúng ta cần góp phần để giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm
- Không thải rác xuống sông, hồ, kênh, ao,...
- Xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ, sông.