HL.4. Hợp chất không có oxi của clo

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
A. HIĐRO CLORUA
- Hiđro clorua là chất khí, không màu, mùi xốc tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl.
- Nặng hơn không khí.
– Hiđro clorua rất độc, nồng độ cho phép của Hiđro clorua trong không khí là 0,005 mg/lit
– Khí hiđro clorua khô không làm quỳ tím đổi màu, không tác dụng được với CaCO3. Dung dịch hiđro clorua trong benzen cũng có tính chất tương tự hiđro clorua khô, không có tính axit.
B. AXIT CLOHIĐRIC

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Axit HCl là chất lỏng không màu, dễ bay hơi.
- Dung dịch axit HCl không màu, dung dịch HCl đậm đặc nhất ở 20oC có nồng độ tối đa là 40%. Ở dạng đậm đặc, axit này có thể tạo thành các sương mù axit.
* Lưu ý: HCl có khả năng ăn mòn các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit: Là axit mạnh thể hiện đầy đủ tính chất của một axit.
- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- Tác dụng với bazơ tạo muối và nước: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
- Tác dụng với oxit kim loại tạo muối và nước: Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3
- Tác dụng với kim loại tạo muối + H2 (Điều kiện: Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học).
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
* Lưu ý: Pb đứng trước hiđro nhưng không tan trong dung dịch HCl do PbCl2 không tan.
- Tác dụng với muối → muối mới + axit mới: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
2. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
a) Tính oxi hóa: HCl thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H2 (xem phần tính axit).
$\overset{0}{\mathop{Mg~}}\,+\text{ }2\overset{+1}{\mathop{H}}\,Cl~\to ~\overset{+2}{\mathop{Mg}}\,C{{l}_{2}}~+\text{ }{{\overset{0}{\mathop{H}}\,}_{2}}$
b) Tính khử: HCl là chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, ...
$2K\overset{+7}{\mathop{Mn}}\,{{O}_{4}}~+\text{ }16H\overset{-1}{\mathop{Cl}}\,~\to ~2KCl\text{ }+\text{ }2\overset{+2}{\mathop{Mn}}\,C{{l}_{2}}~+\text{ }5{{\overset{0}{\mathop{Cl}}\,}_{2}}+\text{ }6{{H}_{2}}O$
III. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp sunfat (trong phòng thí nghiệm)
NaCl rắn + H2SO4 đặc $\xrightarrow{<\text{ }{{250}^{0}}C}$NaHSO4 + HCl
2NaCl rắn + H2SO4 đặc $\xrightarrow{>\text{ }{{400}^{0}}C}$ Na2SO4 + 2HCl
2. Phương pháp tổng hợp (trong công nghiệp):
H2 + Cl2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2HCl
IV. ỨNG DỤNG
- Tẩy gỉ thép: axit HCl dùng để loại bỏ gỉ trên thép trước khi thép được đưa vào sử dụng.
- Sản xuất PVC.
- Sản xuất than hoạt tính.
- Dùng trong công nghiệp mạ và sản xuất pin.
- Dùng điều chỉnh pH của nước cần xử lý.
- Axit HCl chất lượng cao được dùng để tái sinh các nhựa trao đổi ion.
C. MUỐI CLORUA
1. Khái niệm
- Muối của axit clohiđric được gọi là muối clorua, công thức tổng quát: MCln.
2. Tính tan
- Các muối clorua hầu hết đều tan trừ PbCl2 và AgCl, CuCl, Hg2Cl2.
3. Nhận biết ion clorua
- Để nhận biết ion Cl- có thể dùng thuốc thử là dung dịch AgNO3 do tạo thành AgCl kết tủa trắng (AgCl tan trong dung dịch amoniac do tạo phức với NH3):
AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3