HL.4. Axit nitric và muối nitrat

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. AXIT NITRIC (HNO3, M=63)
1. Tính chất vật lí

- Là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí và tan tốt trong nước D = 1,4 g/cm3.
- Kém bền, trong điều kiện thường, khi có ánh sáng dung dịch axit nitric bị phân hủy 1 phần tạo thành dung dịch có màu vàng → bảo quản dung dịch HNO3 trong bình tối màu.
4HNO3 → 4NO2 + 2H2O + O2

2. Tính chất hóa học
a) HNO3 là một axit mạnh
- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
- Tác dụng với kim loại (không giải phóng H2)
- Tác dụng với oxit bazơ.
- Tác dụng với bazơ.
- Tác dụng với muối.

b) HNO3 là chất oxi hóa mạnh (vì N có số oxi hóa là +5)
- Tác dụng với kim loại hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.
PTHHTQ: $M\text{ }+\text{ }HN{{O}_{3}}~\to ~M{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{n}}~+\text{ }\left[\begin{align} & N{{O}_{2}} \\ & NO \\ & {{N}_{2}}O \\ & {{N}_{2}} \\ & N{{H}_{4}}N{{O}_{3}} \\ \end{align} \right.+\text{ }{{H}_{2}}O\text{ }$

- HNO3 đặc sản phẩm khử là NO2.
- HNO3 loãng :
+ kim loại có tính khử TB, yếu (Fe, Cu, Ag,...) sản phẩm khử là NO.
+ kim loại có tính khử mạnh như (Mg, Al, Zn,…) sản phẩm khử là NO, N2O, N2, NH4NO3.
- HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr
3. Điều chế
- Trong công nghiệp:
NH3 $\xrightarrow[GD1]{+{{O}_{2}},{{t}^{0}},xt}$NO $\xrightarrow[GD2]{+{{O}_{2}}}$ NO2 $\xrightarrow[GD3]{+{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O}$ HNO3
- Trong phòng thí nghiệm: H2SO4 đặc + NaNO3 tinh thể $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$ HNO3 + NaHSO4

4. Ứng dụng
Axit nitric là một trong những hóa chất cơ bản và quan trọng. Phần lớn axit này được dùng để sản xuất phân đạm. Ngoài ra nó còn được dùng để sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm, dược phẩm...

II. MUỐI NITRAT
1. Khái niệm và công thức tổng quát

- Muối nitrat là muối của axit nitric, có công thức tổng quát là M(NO3)n.

2. Tính chất vật lí
Tất cả các muối nitrat đều tan và là các chất điện li mạnh:
M(NO3)n → Mn+ + nNO3-
3. Tính chất hóa học

  • a) Muối nitrat có các tính chất hóa học chung của muối
- Tác dụng với axit : Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HNO3
- Tác dụng với dung dịch bazơ : Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3
- Tác dụng với dung dịch muối : Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaNO3
- Tác dụng với kim loại : Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

b)Muối nitrat dễ bị nhiệt phân

Muối của kim loại

Sản phẩm

Đứng trước Mg

M(NO3)n $\xrightarrow{{{t}^{0}}}$M(NO2)n + n/2 O2

Mg đến Cu

4M(NO3)n → 2M2On + 4nNO2 + nO2

Đứng sau Cu

2M(NO3)n → 2M + 2nNO2 + nO2


Chú ý: Một số muối nhiệt phân không theo quy luật trên như Fe(NO3)2, NH4NO3

4. Tính oxi hóa trong môi trường axit
Nếu muối nitrat tồn tại trong môi trường axit thì cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3.
VD: 3Cu + 8HCl + 2KNO3 → 3CuCl2 + 2KCl + 2NO + 4H2O