HL.1. Khái niệm về biểu thức đại số

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
1. Các kiến thức cần nhớ
Trong toán học, vật lí,… ta thường gặp các biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho các số). Người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số.
Trong biểu thức đại số
  • Những chữ đại diện cho một số tùy ý gọi là biến số
  • Những chữ đại diện cho một số xác định gọi là hằng số
Ví dụ:
  • Biểu thức đại số biểu thị trung bình cộng của hai số $a$ và $b$ là: \(\dfrac{{a + b}}{2}\)
  • Biểu thức đại số biểu thị lập phương của tổng hai số $a$ và $b$ là: \({\left( {a + b} \right)^3}\)
2. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1:
Viết các biểu thức đại số theo các mệnh đề hoặc bài toán cho trước
Phương pháp: Dùng các chữ, các số và các phép toán để diễn đạt các mệnh đề phát biểu bằng lời hoặc các dữ kiện bài toán.

Dạng 2: Bài toán dẫn đến việc viết biểu thức đại số
Phương pháp:
Căn cứ cào nội dung bài toán, viết biểu thức đại số theo yêu cầu đề bài.