HL.1. Đo độ dài

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I – ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
- Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là mét \(\left( m \right)\)
Ngoài ra còn dùng các đơn vị: milimét (mm), xentimét (cm), đềximét (dm), kilômét (km)...
$\begin{array}{l}1m = 10dm = 100cm = 1000mm\\1km = 1000m\\1m = \dfrac{1}{{1000}}km = 0,001km\\1inch = 2,54cm\end{array}$
  • \(1\) li \( = {\rm{ }}1mm\)
  • \(1\) phân \( = 1cm\)
  • \(1\) tấc \( = 1dcm = 10cm\)
Để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ, người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: \(1nas \approx 9461\) tỉ km

II – ĐO ĐỘ DÀI
1. Dụng cụ đo độ dài

Khi sử dụng bất kì dụng cụ đo nào cũng cần biết giới hạn đođộ chia nhỏ nhất của nó.
  • Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
  • Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước
Đo độ dài.PNG


2. Cách đo độ dài
- Dụng cụ:
Dùng thước để đo độ dài
- Cách đo độ dài:
1 -
Ước lượng độ dài cần đo => Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp
2 - Đặt thước và mắt nhìn đúng cách:
  • Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
  • Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
3 - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.