HL.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Bảng tuần hoàn hóa học hay còn gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhờ bảng hệ thống tuần hoàn ta biết số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 4.jpg

I. Các nguyên tố hóa học

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
  • Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
  • Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng (chu kì).
  • Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột (nhóm).

II. Bảng nguyên tố hóa học

Cấu tạo của bảng nguyên tố hóa học như sau

1. Ô nguyên tố của bảng tuần hoàn


bảng tuần hoàn hóa học.jpg

  • Mỗi nguyên tố hóa học chiếm 1 ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
  • Số thứ tự nguyên tố = số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron trong nguyên tử.

2. Chu kỳ trong bảng tuần hoàn


- Chu kì là dãy các nguyên tố của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.
- Bang tuan hoan hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:
  • Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
  • Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
Thí dụ: Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố có 2 lớp electron trong nguyên tử. Điện tích hạt nhân tăng từ Li là 3+ đến Ne là 10+.

3. Nhóm nguyên tố trong bảng hóa học


- Nhóm nguyên tố là gồm các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau, nên tính chất hóa học gần giống nhau được xếp thành một cột.
- Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:
  • Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
Thí dụ: Nhóm I gồm các nguyên tố kim loại mạnh, chúng đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Điện tích hạt nhân tăng từ Li là 3+ đến Fr là 87+.
  • Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:
a) Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
Ví dụ: Cr : [Ar]3d54s1 có x + y = 5 + 1 = 6 => thuộc nhóm VIB

b) Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
Ví dụ: Fe: [Ar]3d64s2 có x + y = 6 + 2 = 8 => thuộc nhóm VIIIB

c) Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.
Ví dụ: Cu: [Ar]3d104s1 có x + y = 10 + 1 = 11 > 10 => thuộc nhóm IB

d)Các nguyên tố nhóm B là tập hợp các nguyên tố có electron hóa trị nằm trên phân lớp d và f.

Mời tải: bảng tuần hoàn hóa học pdf
 
Sửa lần cuối: