Giải nhanh hình học không gian bằng máy tính casio - Hà Ngọc Toàn

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Việc BGD ra đề thi trắc nghiệm đối với môn Toán đa phần đối với học sinh là rất mới nhất là tốc độ để giải quyết các bài toán về hình học không gian. Để giúp các em có cách nhanh nhất giải các bài toán trắc nghiệm thầy biên soạn chuyên đề sử dụng casio trong hình học không gian, mặc dù ở phần này casio chỉ hỗ trợ chúng ta một phần rất nhỏ nhưng nó cũng giảm bớt được thời gian chọn đáp án, các em chú ý rằng phương pháp này không phải là toàn năng và nhanh nhất để giải toán, có những bài sử dụng phương pháp truyền thống giải nhanh hơn rất nhiều. Vì thế các em coi phương pháp này là để tham khảo và học hỏi thêm.

Phương pháp tọa độ hóa trong không gian ta cần phải thực hiện được các yêu cầu sau

Bước 1: Chọn hệ trục tọa độ Oxyz thích hợp ( chú ý đến vị trí của gốc O), chọn hệ trục sao cho có 3 đường thẳng đôi một vuông góc với nhau
Bước 2. Xác định tọa độ các điểm có liên quan ví dụ đề bài yêu cầu tính thể tích của khối chop SABC thì chúng ta chỉ cần tìm tọa độ các điểm S;A;B;C và khi xác định tọa độ các điểm ta có thể dựa vào những yếu tố sau:
  • Ý nghĩa hình học của tọa độ điểm khi các điẻm nằm trên cá trục tọa độ, mặt phẳng tọa độ ví dụ điểm A nằm trên truc Ox khi đó A( a;0;0) hay điểm A nằm trên mặt phẳng oxy khi đó A( a;b;0) , chú ý việc xác định tọa độ điểm là quan trọng nhất nên rất cẩn trọng, và việc xác định tọa độ điểm để tìm ra A(x;y;z) thì từ điểm đó ta phải kẻ vuông góc vào các hệ trục tọa độ đã chọn.
  • Dựa vào các quan hệ hình học bằng nhau, vuông góc, song song, cùng phương, thẳng hàng, điểm chia đoạn thẳng để tìm tọa độ.
  • Xem điểm cần tìm là giao điểm của đường thẳng, mặt phẳng.
  • Dựa vào các quan hệ về góc của đường thẳng, mặt phẳng.
Bước 3. Sử dụng kiến thức về tọa độ để giải quyết bài toán
  • Độ dài đoạn thẳng
  • Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng, đường thẳng
  • Khoảng cách giữa hai đường thẳng
  • Góc giữa hai đường thẳng, hai mặt phẳng, đường thẳng và mặt phẳng
  • Thể tích khối đa diện
  • Diện tích các hình
  • Quan hệ song song, vuông góc
cách giải hình học bằng casio (1).jpg

cách giải hình học bằng casio (2).jpg

cách giải hình học bằng casio (3).jpg

cách giải hình học bằng casio (4).jpg

cách giải hình học bằng casio (5).jpg

cách giải hình học bằng casio (6).jpg

cách giải hình học bằng casio (7).jpg

cách giải hình học bằng casio (8).jpg

cách giải hình học bằng casio (9).jpg

cách giải hình học bằng casio (10).jpg

cách giải hình học bằng casio (11).jpg

cách giải hình học bằng casio (12).jpg

cách giải hình học bằng casio (13).jpg

cách giải hình học bằng casio (14).jpg

cách giải hình học bằng casio (15).jpg

cách giải hình học bằng casio (16).jpg

cách giải hình học bằng casio (17).jpg

Giải bằng phương pháp tọa độ việc khó khăn nhất là tính được tọa độ những điểm liên hệ đối với yêu cầu bài toán. Đôi khi việc kết hợp sự trợ giúp của hình học cổ đỉnh ta sẽ dẫn đến được kết quả nhanh hơn và đỡ phức tạp hơn. Một khi tọa độ tính được thì việc còn lại chỉ là sử dụng công thức là không cần kĩ năng suy nghĩa khéo léo và chọn lọc như khi giải hình không gian. Tuy nhiên cái gì cũng có nhược điểm của nó thầy nhắc lại nó không phải là toàn năng nên đừng quá coi trọng phương pháp này mà bỏ rơi phương pháp kia, qua các câu hỏi thầy cũng đã nhấn mạnh ưu điểm và nhược điểm của nó.Thầy hi vọng với chuyên đề này các em sẽ có cái nhìn bao quát hơn thêm vốn hiểu biết của mình về hình học không gian, do thời gian có hạn nên việc tính toán, hay trình bày còn nhiều thiếu sót mong được sự góp ý của các em và thầy cô. Chúc các em học tập tốt đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới
 
Sửa lần cuối: