Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Giải bài 8 trang 90 SGK sinh học lớp 11 phần: Thực hành: Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Sinh học 11
Câu 1: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:

a/ Lục lạp, lozôxôm, ty thể.

b/ Lục lạp Perôxixôm, ty thể.

c/ Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.

d/ Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.

Câu 2: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

a/ Răng cửa giữ và giật cỏ.

b/ Răng nanh nghiền nát cỏ.

c/ Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.

d/ Răng nanh giữ và giật cỏ.

Câu 3: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

a/ Tiêu hóa ngoại bào.

b/ Tiêu hoá nội bào.

c/ Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.

d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người?

a/ Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.

b/ Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.

c/ Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.

d/ Trong ống tiêu hoá của người có diều.

Câu 5: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?

a/ Tiêu hoá hoá.

b/ Chỉ tiêu hoá cơ học.

c/ Chỉ tiêu hoá và cơ học.

d/ Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ?

a/ Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.

b/ Ruột dài.

c/ Manh tràng phát triển.

d/ Ruột ngắn.

Câu 7: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

a/ Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong

thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

b/ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong

thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

c/ Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong

thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

d/ Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có

trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Câu 8: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

a/ Tiêu hoá nội bào

b/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

c/ Tiêu hóa ngoại bào. .

d/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.

Câu 9: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

a/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được

hấp thụ vào máu.

b/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản

và được hấp thụ vào máu.

c/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được

hấp thụ vào máu.

d/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp

thụ vào mọi tế bào.

Câu 10: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

a/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

b/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.

c/ Ngựa, thỏ, chuột.

d/ Trâu, bò, cừu, dê.

Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

a/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O$_{2}$và CO$_{2}$ để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

b/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O$_{2}$và CO$_{2}$ để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

c/ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O$_{2}$và CO$_{2}$ dễ dàng khuếch tán qua.

d/ Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 12: Hô hấp ngoài là:

a/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí

chỉ ở mang.

b/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở

bề mặt toàn cơ thể.

c/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí

chỉ ở phổi.

d/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí

của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…

Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm của gia giun đất thích ứng với sự trao đổi

khí?

a/ Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.

b/ Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.

c/ Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.

d/ Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn.

Câu 14: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?

a/ Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

b/ Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.

c/ Vì nắp mang chỉ mở một chiều.

d/ Vì cá bơi ngược dòng nước.

Câu 15: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

a/ Phổi của bò sát.

b/ Phổi của chim.

c/ Phổi và da của ếch nhái.

d/ Da của giun đất.

Học lớp hướng dẫn giải
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Sinh học 11.PNG